Tình trạng đánh trống ngực có thể gây ra bởi sử dụng cà phê, nicotin hoặc uống rượu. Trong một vài trường hợp, tim đập nhanh có thể gây chóng mặt hoặc ngất.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê giúp làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, bao gồm tiểu đường type 2, Parkinson, dự phòng bệnh gan và một số loại ung thư. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng cà phê sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bạn đã uống quá nhiều cà phê và cần ngừng lại:
Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo những người đang lo lắng không nên sử dụng cafein (Đồ họa: Minh Nhật).
Khi suy nghĩ về một sự kiện sắp diễn ra hay đến thời hạn phải hoàn thành công việc, mọi người thường có xu hướng uống một tách cà phê.
Tuy nhiên, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo những người đang lo lắng không nên sử dụng cafein. Theo Everyday Health, cafein có thể làm cho cảm giác lo lắng trở nên tồi tệ hơn, nó làm bạn khó ngủ và tạo ra những cảm giác mâu thuẫn. Thay vì uống cà phê, bạn nên tập các bài tập hít thở sâu.
Nếu nghi ngờ cà phê làm bạn bị đau dạ dày, hãy thay đổi thói quen uống cà phê (Đồ họa: Minh Nhật).
Theo Webmd, các nhà khoa học châu Âu đã chỉ ra rằng một số thành phần trong cà phê có thể gây kích thích các tế bào dạ dày tiết acid. Uống thuốc không kê đơn có thể giúp trung hòa acid tạm thời.
Tuy nhiên, nếu nghi ngờ cà phê làm bạn bị đau dạ dày, hãy thay đổi thói quen uống cà phê.
Trong một vài trường hợp, tim đập nhanh có thể gây chóng mặt hoặc ngất (Đồ họa: Minh Nhật).
Tình trạng đánh trống ngực có thể gây ra bởi sử dụng cà phê, nicotine hoặc uống rượu. Trong một vài trường hợp, tim đập nhanh có thể gây chóng mặt hoặc ngất. Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng này là bạn cần tránh sử dụng cafein.
Nếu không kiểm soát được vấn đề đi vệ sinh, bạn nên bỏ cà phê dần dần (Đồ họa: Minh Nhật).
Chúng ta đều biết cà phê có tác dụng nhuận tràng và làm tăng số lần đi vệ sinh. Tuy nhiên, theo Tổ chức Rối loạn chức năng dạ dày - ruột Thế giới, uống nhiều hơn 2 hoặc 3 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm bạn bị tiêu chảy.
Nếu không kiểm soát được vấn đề đi vệ sinh, bạn nên bỏ cà phê dần dần.
Bạn nên uống tách cà phê cuối cùng trong ngày vào trước buổi trưa (Đồ họa: Minh Nhật).
Mất ngủ là một dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê. Thậm chí kể cả khi bạn thấy cà phê không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tức thời thì đồ uống này có thể cũng đã phá hoại giấc ngủ sinh lý của bạn.
Theo Mayo Clinic, cà phê có thể tồn tại trong cơ thể tới 14 giờ, làm tăng thời gian thức vào ban đêm cũng như làm giảm thời gian ngủ của bạn.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên uống tách cà phê cuối cùng trong ngày vào trước buổi trưa hoặc dừng hẳn để nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
Cafein làm tăng tốc độ dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương, làm bạn cảm thấy bồn chồn (Đồ họa: Minh Nhật).
Cà phê có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, nhưng nếu sử dụng quá nhiều lại không mang lại hiệu quả mong muốn.
Cafein làm tăng tốc độ dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương, làm bạn cảm thấy bồn chồn. Không nên sử dụng đến cốc cà phê thứ tư trong ngày mà thay vào đó bạn nên thử những đồ uống khác.
Nếu uống quá nhiều cà phê trong ngày (quá 500mg cafein) bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như: Đau đầu, mệt mỏi (Đồ họa: Minh Nhật).
Một lượng vừa phải cafein có thể làm cho các thuốc đau đầu làm việc hiệu quả hơn, theo Cleveland Clinic. Đó là lý do tại sao bạn thấy cafein trong thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn.
Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều cà phê trong ngày (quá 500mg cafein) bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như: Đau đầu, mệt mỏi.
Từ từ giảm lượng cafein trong chế độ ăn của bạn từ cà phê, các thuốc giảm đau đầu, trà và các đồ uống tăng lực sẽ hạn chế các triệu chứng này.
Theo Dân trí
https://dantri.com.vn/suc-khoe/ngung-uong-ca-phe-ngay-neu-co-7-dau-hieu-nay-20230622091539243.htm