190
/
148697
Vi chất Molypden ít người biết nhưng lại giúp thải độc và phòng ngừa ung thư, tim mạch…
vi-chat-molypden-it-nguoi-biet-nhung-lai-giup-thai-doc-va-phong-ngua-ung-thu-tim-mach
news

Vi chất Molypden ít người biết nhưng lại giúp thải độc và phòng ngừa ung thư, tim mạch…

Thứ 2, 12/06/2023 | 15:20:00
1,948 lượt xem

Molypden (Mo) là một nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể. Thiếu Molypden sẽ làm cơ thể bị nhiễm độc, ung thư, thừa Molypden sẽ gây các bệnh về thấp khớp như bệnh gout và một số bệnh tim mạch. Vậy phải bổ sung như thế nào cho đúng?

Rau quả là một trong số nguồn cung cấp Modypden

Rau quả là một trong số nguồn cung cấp Modypden

Thừa, thiếu đều gây bệnh nguy hiểm

PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết mọi người ít để ý và quan tâm đến loại vi lượng này nhưng nó rất cần thiết và không thể thiếu trong cơ thể.

Đây là một nguyên tố hóa học rất được coi trọng trong nông nghiệp, giúp cây trồng phát triển, gần đây được nghiên cứu và khẳng định có vai trò quan trọng trong cơ thể người.

Trong cơ thể người có 5 - 10mg Molypden, tập trung nhiều ở gan, thận, rồi tới các tế bào mỡ, các tuyến thượng thận và xương, phổi, lá lách. Các cơ bắp và não cũng có nhưng ít hơn.

Tác dụng chính của Molypden đối với cơ thể là thực hiện việc giải độc như: dự phần chuyển các chất muối độc sunfit thành muối sulfat không độc, vô hiệu hóa một số aldehydoc được hình thành trong quá trình chế biến và nấu thức ăn, điều hòa sự hình thành chất axit uric.

Molypden là nguyên tố vi lượng không thể thiếu được trong việc hình thành axit uric, đồng thời cũng là yếu tố cấu thành quan trọng của một số men tham gia sử dụng sắt trong cơ thể, đề phòng thiếu máu, thúc đẩy phát triển, giúp chuyển hóa chất béo và đường.

Molypden là yếu tố cấu thành quan trọng của 1 loại men để chuyển hóa axit nucleic thành axit uric, mà axit uric là chất thải trong máu và nước tiểu. 

Axit uric có khả năng chống lão hóa, nhưng nếu có nhiều quá mức bình thường sẽ gây ra bệnh gout, làm đau nhức ngón chân, ngón tay, các khớp và một số bệnh tim mạch.

Ngoài ra, Molypden còn có tác dụng:

- Cố định chất Fluor vào men răng, giúp răng chắc bền và chống bệnh sâu răng; 

-  Kích thích việc hấp thụ chất sắt ở ruột cần thiết cho sự tạo thành các hồng huyết cầu;

-  Đào thải chất đồng khi nguyên tố này vượt quá mức cần thiết;

- Tham dự vào việc tổng hợp nhiều enzym quan trọng có liên quan đến sự chuyển hóa các axit nuccleic, các axit amin ở các cơ quan nội tạng như phổi, thận, gan, ruột...

Có thể nói Mo là một nguyên tố vi lượng điển hình về tác dụng 2 mặt: Thiếu sẽ làm cơ thể dễ bị nhiễm độc, gây tim đập mạnh, thở dốc, hồi hộp bất an..., kể cả bị đe dọa về bệnh ung thư; Nhưng thừa sẽ làm giảm quá mức chất đồng trong cơ thể và gây ra một số bệnh về thấp khớp như bệnh gout.

Nhiều bệnh cần bổ sung thêm Molypden

PGS.TS Trần Đáng nhấn mạnh nguồn cung cấp Molypden trong cơ thể người là các loại rau quả, nhất là các loại đậu, hạt đậu và ngũ cốc. Thịt cá, sữa có ít Molypden hơn.

Ruột hấp thu Molypden từ thức ăn rồi chuyển vào máu ở dạng muối molybadat để dẫn tới mọi điểm trong cơ thể, trước khi thải ra ngoài qua đường tiểu tiện và tiêu hóa.

Lượng Molypden được tích lũy ở gan và thận rất nhỏ, không bao giờ vượt quá 10 lần bình thường. Mỗi ngày, cơ thể có thể hấp thụ tới 0,1mg Molypden từ thức ăn và có thể tiếp nhận lượng Molypden bổ sung tới 0,3mg/ngày.

Hàm lượng Molypden trong thức ăn sẽ xác định theo chất đất trồng lương thực và rau, thường chỉ cần ăn uống bình thường là không bị thiếu Molypden.

- Người bình thường mỗi ngày cần hấp thu 75 - 150µg/ngày

- Trẻ sơ sinh: 30 µg/ngày

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 40µg/ngày

- Trẻ từ 4 – 9 tuổi: 50 µg/ngày

- Trẻ từ 10 - 12 tuổi: 100µg/ngày

- Người lớn 100µg/ngày

Những người cần được bổ sung thêm Molypden gồm: người mắc các chứng dị ứng, hen, bệnh đường ruột, trẻ sinh non, người có tỉ lệ acid uric trong máu quá thấp hoặc tỉ lệ aldehyd quá cao, những người suy dinh dưỡng, người có hàm lượng đồng trong máu cao...

Tuy nhiên cần lưu ý, nếu mỗi ngày hấp thu 5mg hoặc nhiều hơn sẽ xuất hiện hiện tượng ngộ độc.

"Ở một số nước người ta nghiên cứu mẫu đất từng vùng để biết đất có nhiều hay ít Mo, nhằm khuyên dân chúng dùng thuốc có Molypden để bổ sung, nếu cần.

Nội tạng động vật, rau xanh sẫm màu, đậu nành, đậu xanh, ngũ cốc... chưa tinh chế đều là nguồn cung cấp Molypden tự nhiên" - PGS.TS Trần Đáng cho biết

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/vi-chat-molypden-it-nguoi-biet-nhung-lai-giup-thai-doc-va-phong-ngua-ung-thu-tim-mach-20230611225636411.htm 

  • Từ khóa

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng sa sút
08:20 - 24/11/2024
404 lượt xem

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
966 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
989 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
1,455 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
1,395 lượt xem