190
/
146833
Ai nên tiêm 'mũi 5' vắc xin Covid-19?
ai-nen-tiem-mui-5-vac-xin-covid-19
news

Ai nên tiêm 'mũi 5' vắc xin Covid-19?

Thứ 2, 08/05/2023 | 12:22:00
2,003 lượt xem

Gần đây, Thanh Niên nhận được câu hỏi của nhiều bạn đọc nêu vấn đề: Có nên tiêm mũi 5 vắc xin Covid-19 và ai nên tiêm? PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng VN (Bộ Y tế), cho biết:

Về mũi bổ sung (sau khi đã tiêm đủ 4 mũi) vắc xin Covid-19, thông thường với vắc xin AstraZeneca, Pfizer…, Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm các liều cơ bản (mũi 1 và mũi 2) và 2 mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4). Tại VN, người đã tiêm đủ 4 mũi này, nếu tiêm mũi tiếp theo thì gọi là tiêm "mũi 5". Còn thế giới không gọi là tiêm mũi 5 mà là tiêm "mũi bổ sung".

Dù vắc xin Covid-19 không giảm lây nhiễm triệt để nhưng giúp giảm nguy cơ tăng nặng; giảm nhập viện, không gây quá tải hệ thống y tế; giảm tử vong. Vắc xin Covid-19 tiêm sau 4 - 6 tháng thì miễn dịch giảm thấp, không như bệnh sởi, vắc xin sởi có miễn dịch kéo dài; hoặc người mắc bệnh sởi có miễn dịch suốt đời. Cũng có loại vắc xin cần tiêm hằng năm, như vắc xin cúm.

Với vắc xin Covid-19, các đánh giá hiện nay cho thấy cần tiêm mũi nhắc lại do miễn dịch giảm dần sau tiêm. Mũi bổ sung có thể tiêm sau 4 - 6 tháng kể từ mũi tiêm cuối trước đó.

Ai nên tiêm 'mũi 5' vắc xin Covid-19?  - Ảnh 1.

Thực tế chống dịch tại VN cho thấy hiệu quả rất lớn của vắc xin Covid-19 Ngọc Thắng

Vậy trường hợp nào cần tiêm mũi bổ sung? Mọi người tiêm thêm mũi này đều tốt để củng cố miễn dịch. Tuy nhiên, ở thời điểm này, chúng ta vẫn tập trung ưu tiên cho đối tượng nguy cơ cao, ví dụ như: người già, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, cán bộ y tế, để nếu họ bị nhiễm vi rút gây Covid-19 thì không bị chuyển nặng, hạn chế nhập viện, không tử vong.

Hiện tại nhiều tỉnh, thành phố vẫn khuyến khích mọi người tiêm mũi 5 như TP.HCM chẳng hạn, và còn tổ chức tiêm cả ngày lễ để phục vụ người dân. Các cá nhân muốn tiêm có thể liên hệ y tế xã, phường để được hướng dẫn.

Về mối lo các tác dụng không mong muốn do vắc xin Covid-19, PGS Trần Đắc Phu cho rằng trên thế giới đã tiêm hàng tỉ mũi vắc xin nhưng các báo cáo về ảnh hưởng sau tiêm vắc xin này cho thấy phân tích giữa lợi ích và rủi ro, thì vắc xin có rủi ro thấp với các phản ứng nhẹ hoặc không ảnh hưởng lớn, do đó vẫn cần dùng vắc xin.

Một số quan điểm anti vắc xin (phản đối vắc xin) do lo ngại ảnh hưởng của vắc xin với sức khỏe, theo PGS Phu, không nên lo ngại vì hiện chưa có báo cáo ảnh hưởng nghiêm trọng do vắc xin Covid-19 với hàng tỉ mũi đã tiêm. Và thực tế chống dịch tại VN cho thấy hiệu quả rất lớn của vắc xin Covid-19.

Đánh giá miễn dịch cộng đồng

Theo PGS Phu, muốn phòng bệnh thì tiêm vắc xin, trước tiên là có miễn dịch cá thể để phòng bệnh cho bản thân và người khác.

Thứ hai, cần đạt được miễn dịch cộng đồng, vì khi nhiều người không mắc bệnh thì sẽ hạn chế nguồn lây cho người khác. Với vắc xin Covid-19, chúng ta đánh giá miễn dịch để biết việc phòng bệnh cho các đối tượng đã đạt được như thế nào.

Ví dụ như, tiêm một vắc xin mà rất nhiều người có miễn dịch thì mặc dù vắc xin không hạn chế triệt để lây nhiễm nhưng vắc xin giảm được mức độ tăng nặng, hạn chế nhập viện, hạn chế tỷ lệ tử vong.

Khi chúng ta biết được miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ miễn dịch cao nghĩa là những người nặng, nhập viện, tử vong sẽ giảm thấp, khi đó sẽ yên tâm trong đánh giá giá trị các giải pháp phòng bệnh. Với vắc xin, sẽ cần đánh giá miễn dịch về các yếu tố như: mỗi vắc xin tiêm như thế nào, vắc xin nào đạt miễn dịch tốt, hiệu quả như thế nào với từng loại đối tượng.

Thứ ba, đánh giá miễn dịch để chúng ta đặt ra vấn đề: sẽ tiêm vắc xin theo lịch như thế nào để phòng bệnh hiệu quả tối ưu (sử dụng vắc xin gì, tiêm cho đối tượng nào, lịch tiêm) để phù hợp với thực tế miễn dịch cộng đồng.

Thực tế trên thế giới, biến chủng đang gây dịch là Omicron có khả năng lẩn trốn miễn dịch nhưng vắc xin hiện vẫn có hiệu quả nhất định, do đó vẫn cần tiêm. Vì vậy, đánh giá miễn dịch cộng đồng là quan trọng.

Trước khi tiêm, các nghiên cứu đã có thử nghiệm lâm sàng, đánh giá hiệu quả khả năng sinh miễn dịch của vắc xin sau khi tiêm, đó là tiêu chí cực kỳ quan trọng. Bây giờ tiêm xong thì cần đánh giá miễn dịch cộng đồng xem hiệu quả phòng chống dịch khi tiêm vắc xin trên diện rộng.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/ai-nen-tiem-mui-5-vac-xin-covid-19-185230507123646652.htm  

  • Từ khóa

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng sa sút
08:20 - 24/11/2024
474 lượt xem

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
1,030 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
1,052 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
1,524 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
1,460 lượt xem