190
/
146641
Chuyên gia nói gì về thói quen uống trà vào sáng sớm khi bụng đói?
chuyen-gia-noi-gi-ve-thoi-quen-uong-tra-vao-sang-som-khi-bung-doi
news

Chuyên gia nói gì về thói quen uống trà vào sáng sớm khi bụng đói?

Thứ 5, 04/05/2023 | 08:41:00
2,148 lượt xem

Trà không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như catechin và chất chống oxy hóa, có thể tăng cường khả năng miễn dịch và trao đổi chất.

Nhiều người đã quen với việc uống trà vào sáng sớm. Nhưng bạn có biết bắt đầu ngày mới bằng tách trà có thể hại nhiều hơn lợi, theo tờ Times Now News (Ấn Độ).

Vì sao? Sau đây chuyên gia sẽ lý giải tại sao nó có thể gây ra tính axit, mất nước.

Chuyên gia nói gì về thói quen uống trà vào sáng sớm khi bụng đói? - Ảnh 1.

Nhiều người đã quen với việc uống trà vào sáng sớm. Nhưng bạn có biết bắt đầu ngày mới bằng tách trà có thể hại nhiều hơn lợi? Shutterstock

Chuyên gia Vidhi Chawla, nhà dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ, giải thích: Mặc dù trà có thể là loại đồ uống thơm ngon và dễ chịu, nhưng nó có chứa caffein, một chất kích thích có thể ảnh hưởng đến cơ thể.

Cô Chawla nhấn mạnh một số tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc uống trà vào sáng sớm khi bụng đói:

Tăng sản xuất axit, kích ứng dạ dày

Uống trà hoặc bất kỳ đồ uống chứa caffein nào khác vào buổi sáng khi bụng đói có thể dẫn đến tăng axit và khó chịu tiêu hóa. Nguyên nhân là do caffein trong trà có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến khó chịu, đầy bụng và buồn nôn.

Làm giảm sản xuất hóc môn cortisol

Ngoài ra, uống trà vào buổi sáng sớm có thể cản trở quá trình sản xuất cortisol tự nhiên của cơ thể. Theo chuyên gia Chawla, cortisol là một loại hoóc môn giúp điều chỉnh chu kỳ đánh thức giấc ngủ và cung cấp năng lượng trong suốt cả ngày.

Tiêu thụ caffein vào buổi sáng sớm có thể cản trở khả năng sản xuất cortisol của cơ thể, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và uể oải trong cả ngày.

Mất nước

Trà là chất lợi tiểu nên có thể gây mất nước, đặc biệt là vào buổi sáng khi cơ thể đã bị mất nước do không có nước qua đêm.

Chuyên gia nói gì về thói quen vừa mở mắt đã pha ngay ấm trà nhâm nhi - Ảnh 2.

Caffein trong trà có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến khó chịu, đầy bụng và buồn nôn Shutterstock

Cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng

Trà có chứa tanin, có thể liên kết với các khoáng chất như sắt và canxi, khiến cơ thể khó hấp thụ chúng.

Làm hư răng

Trà có chứa axit tự nhiên có thể ăn mòn men răng, đặc biệt khi uống nhiều hoặc trong một thời gian dài.

Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Pooja Makhija, tác giả sách bán chạy về dinh dưỡng của Ấn Độ, thời điểm tối ưu để uống trà là vào giữa buổi sáng sau khi ăn sáng, vì đây là lúc quá trình trao đổi chất bắt đầu hoạt động thông suốt, theo Times Now News.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/chuyen-gia-noi-gi-ve-thoi-quen-uong-tra-vao-sang-som-khi-bung-doi-185230430135625842.htm

  • Từ khóa

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng sa sút
08:20 - 24/11/2024
480 lượt xem

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
1,038 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
1,061 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
1,530 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
1,468 lượt xem