190
/
145938
Thay cơm bằng nhóm thức ăn này, nguy cơ tiểu đường chỉ có tăng
thay-com-bang-nhom-thuc-an-nay-nguy-co-tieu-duong-chi-co-tang
news

Thay cơm bằng nhóm thức ăn này, nguy cơ tiểu đường chỉ có tăng

Thứ 4, 19/04/2023 | 09:00:00
2,187 lượt xem

Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan giữa loại thực phẩm "khoái khẩu" của một số người với nguy cơ tiểu đường type-2, cho thấy kiêng ngặt nghèo tinh bột và đường rồi thay thế bằng một thứ khác có thể mang lại tác dụng ngược

Nghiên cứu vừa được công bố trên Scientific Report cho biết nếu hoán đổi một phần thịt đỏ hoặc thịt chế biến bằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Kết quả này có vẻ đi ngược với suy nghĩ rằng tiểu đường type 2 là do ăn nhiều đồ ngọt hay các loại tinh bột: cơm, bánh mì...; cũng như cho rằng có thể phòng bệnh với chế độ ăn gần như toàn đạm và rau quả.

Thay cơm bằng nhóm thức ăn này, nguy cơ tiểu đường chỉ có tăng - Ảnh 1.

Ăn cân bằng mọi thứ vẫn là lựa chọn an toàn nhất - Ảnh minh họa từ Internet

Tuy nhiên nghiên cứu quy mô lớn dựa trên 41.662 người Phần Lan từ 25 tuổi trở lên cho thấy chế độ ăn giàu thịt đỏ và thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ khởi phát tiểu đường type 2 trong vòng 11 năm họ được theo dõi.

Nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi tiến sĩ Mirkka Maukonen từ Viện Y tế và phúc lợi Phần Lan đã đánh giá chế độ ăn của họ bằng bảng hỏi, cũng như đánh giá các thay đổi về mặt sức khỏe.

Chỉ cần thay thế 50-100g thịt đỏ/thịt chế biến trong khẩu phần mỗi tuần bằng một lượng ngũ cốc hoặc rau quả tương đương, nguy cơ tiểu đường đã bắt đầu giảm.

Tuy nhiên khuyến cáo có lợi nhất vẫn là thay 200 g thịt đỏ và 100 g thịt chế biến mỗi tuần bằng ngũ cốc, rau quả để đạt được hiệu quả cao nhất.

Các loại thịt đỏ được khuyến cáo hạn chế bao gồm thịt heo, thịt bò, thịt cừu, xúc xích, thịt nguội... Trong các loại ngũ cốc được khuyên thay thế, ngũ cốc nguyên hạt là tốt nhất bởi không chỉ cung cấp carbohydrates mà còn giữ được nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất có lợi.

Trước đó, một số nghiên cứu khác từng cho thấy tiêu thụ nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư, béo phì... và một số bệnh khác, chủ yếu do thực phẩm này làm suy yếu hoạt động bình thường của hệ thống chuyển hóa. Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa điển hình.

Lời khuyên phổ biến nhất để phòng tiểu đường type 2 cho người khỏe mạnh cũng không phải là ăn kiêng thứ gì mà là ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm chất theo tháp dinh dưỡng cũng như năng vận động.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/thay-com-bang-nhom-thuc-an-nay-nguy-co-tieu-duong-chi-co-tang-20230418112645461.htm 

  • Từ khóa

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng sa sút
08:20 - 24/11/2024
526 lượt xem

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
1,088 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
1,115 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
1,581 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
1,516 lượt xem