190
/
145330
Ăn bao nhiêu đường một ngày để không bị ung thư, đột quỵ, trầm cảm?
an-bao-nhieu-duong-mot-ngay-de-khong-bi-ung-thu-dot-quy-tram-cam
news

Ăn bao nhiêu đường một ngày để không bị ung thư, đột quỵ, trầm cảm?

Thứ 5, 06/04/2023 | 11:41:00
2,134 lượt xem

Một nghiên cứu lớn của Trung Quốc và Mỹ, phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới, cho thấy giới hạn số muỗng đường bổ sung hàng ngày giúp bạn tránh được 45 hậu quả sức khỏe.

Theo Medical Xpress, một nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ nhiều viện, trường ở Trung Quóc và Mỹ đã tìm thấy mối liên hệ có hại giữa sự bổ sung đường quá mức và 45 hậu quả sức khỏe bao gồm bệnh hen suyễn, tiểu đường, béo phì, bệnh tim, trầm cảm, một số loại ung thư và tử vong sớm.

Trong đó phổ biến nhất là hậu quả về nội tiết - chuyển hóa: 18 cái, bao gồm tiểu đường, bệnh gút, béo phì... 10 hậu quả về tim mạch bao gồm cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... 7 hậu quả về ung thư bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy... cùng 10 hậu quả khác như hen suyễn, sâu răng, từ vong sớm...

Ăn bao nhiêu đường một ngày để không bị ung thư, đột quỵ, trầm cảm? - Ảnh 1.

Không nên thêm vào đồ ăn, thức uống quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày (Ảnh minh họa từ Medical Xpress)

Ví dụ mỗi lần tiêu thụ nước giải khát có đường trong tuần, bạn đã có nguy cơ mắc bệnh gút cao thêm 4%. Uống thêm 250 ml nước giải khát có đường mỗi ngày tăng nguy cơ gút tới 17%, cùng 4% nguy cơ bệnh động mạch vành (dễ nhồi máu cơ tim). Ăn thêm 25 g đường fructose mỗi ngày tăng 22% nguy cơ ung thư tuyến tụy...

Nghiên cứu cũng chỉ ra bất cứ lượng đường bổ sung nào cũng làm tăng tích tụ mỡ ở gan và cơ.

Điều này được chỉ ra thông qua việc phân tích 67 nghiên cứu dạng quan sát và 6 thử nghiệm ngẫu nhiên, 8.601 bài báo và hàng loạt hồ sơ sức khỏe của người lớn và trẻ em.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra một lối thoát: Với một lượng đường bổ sung vừa phải trong ngày, bạn có thể đẩy lùi các nguy cơ sức khỏe nói trên hiệu quả.

Mức mới được đưa ra là 6 muỗng cà phê đường (25 g) trở xuống cho mỗi ngày, tính cả đường bạn cho thêm vào đồ uống lẫn thức ăn. Ngoài ra bạn cần hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường xuống còn 1 lần/tuần, uống khoảng 200-355 ml.

Mức này thấp hơn khuyến nghị trước đó của WHO là tổng lượng đường bổ sung không nên vượt quá 10% tổng năng lượng hàng ngày, khẳng định khác biệt về sức khỏe có thể được tạo ra chỉ bởi việc tiêu thụ bao nhiêu đường.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học hàng đầu BMJ hôm 6-4.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/an-bao-nhieu-duong-mot-ngay-de-khong-bi-ung-thu-dot-quy-tram-cam-20230406095935995.htm 

  • Từ khóa

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng sa sút
08:20 - 24/11/2024
550 lượt xem

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
1,112 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
1,138 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
1,607 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
1,542 lượt xem