Ung thư phá hủy mọi tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Thường xuyên bị sốt là dấu hiệu cho thấy khối u đang xâm lấn mô lân cận và ung thư đang lan nhanh, theo trang tin Times Now News (Ấn Độ).
Sốt là một triệu chứng phổ biến liên quan đến nhiều bệnh lý. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể thường là phản ứng sinh học đối với nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn. Thông thường, sốt không đáng lo ngại trừ khi nhiệt độ tăng lên quá cao.
Tuy nhiên, khi bị ung thư, hệ thống miễn dịch ngày càng yếu đi, cơ thể mất khả năng miễn dịch và dễ bị sốt thường xuyên. Với hầu hết bệnh nhân ung thư, sốt là dấu hiệu cho thấy ung thư đã di căn khắp nơi và đã ở giai đoạn cuối. Triệu chứng sốt thường phổ biến ở bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu và ung thư hạch. Các bệnh ung thư khác như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư ruột ít có khả năng gây sốt hơn.
Khi bị ung thư, cơ thể mất khả năng miễn dịch và dễ bị sốt thường xuyên SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân gây sốt ở bệnh nhân ung thư
Các cơn sốt do ung thư thường rơi vào một thời điểm nào đó trong ngày. Nguyên nhân có thể do tình trạng phản ứng thuốc, viêm hoặc sự phát triển của khối u.
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây sốt ở bệnh nhân ung thư và có thể gây tử vong. Các tế bào khối u có thể tiết ra các chất gây ra các phản ứng sốt. Khối u trong não có thể ngăn ngừa vùng dưới đồi - là phần não điều khiển nhiệt độ cơ thể. Các tế bào của hệ thống miễn dịch như các cytokine cũng có thể tạo ra các chất gây sốt.
Khi đang điều trị ung thư, cơn sốt có thể phá hủy các tế bào bạch cầu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị viêm và nhiễm trùng hơn.
Ngay cả các loại thuốc được kê đơn như steroid và morphine cũng có thể gây sốt.
Sốt có thể phá hủy các tế bào bạch cầu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch SHUTTERSTOCK
Cách xử lý khi bị sốt
Theo các chuyên gia y tế, nếu cảm thấy nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, hãy thực hiện các bước sau trước khi liên hệ với bác sĩ:
Theo Thanh niên
https://thanhnien.vn/dau-hieu-tiet-lo-con-sot-la-ung-thu-da-di-can-185230305163328597.htm