190
/
141330
Ăn uống ngày Tết cần nắm những dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm
an-uong-ngay-tet-can-nam-nhung-dau-hieu-canh-bao-ngo-doc-thuc-pham
news

Ăn uống ngày Tết cần nắm những dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Thứ 5, 19/01/2023 | 09:30:00
2,104 lượt xem

Việc trang bị khả năng nhận biết các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm và cách xử trí là điều cực kỳ quan trọng, để đảm bảo sức khỏe và đón Tết an lành.

Tết Nguyên đán Quý Mão đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, nem, chả, bánh chưng, bánh tét, bánh ngọt, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu...

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, và thậm chí còn trà trộn thực phẩm không an toàn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bên cạnh kỹ năng lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, việc trang bị khả năng nhận biết các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm và cách xử trí cũng là điều cực kỳ quan trọng, để đảm bảo sức khỏe và đón Tết an lành.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Ăn uống ngày Tết cần nắm những dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm - 1

Nôn là một trong những triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Getty).

Theo Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, khi có các biểu hiện dưới đây, cần nghĩ đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm:

- Bệnh liên quan nhiều tới việc ăn uống: Người bệnh mới ăn xong và bị bệnh. Có hai người trở lên có biểu hiện bệnh tương tự nhau sau khi cùng ăn một loại thực phẩm, người không ăn thì không bị bệnh.

- Các triệu chứng gợi ý: đau bụng, nôn, ỉa chảy.

- Thực phẩm có biểu hiện nghi ngờ.

Biểu hiện bệnh cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây nên:

- Người bệnh chỉ có biểu hiện bệnh ở đường tiêu hóa (đau bụng, nôn, ỉa chảy) có thể có các biểu hiện của mất nước (thường có khát nước), nhiễm trùng (thường có sốt): Nguyên nhân thường do vi sinh vật.

- Các biểu hiện bệnh phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà ở các cơ quan khác ví dụ thần kinh, tim mạch…, thực phẩm được biết là loại không có chất độc tự nhiên: Nguyên nhân thường do hóa chất.

- Bệnh xuất hiện sau khi ăn loại thực phẩm nhất định trong tự nhiên được biết có thể có độc tố, ví dụ: sắn, măng, cá nóc, cóc…: Do chính các loại thực phẩm này vốn có độc tố.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tình trạng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các biểu hiện bệnh nặng ở đường tiêu hóa hoặc mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện:

- Các triệu chứng thần kinh, đặc biệt nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê, liệt cơ, co giật, đau đầu.

- Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.

- Có máu hoặc chất nhày trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng.

- Sức đề kháng của cơ thể kém: Trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, đang dùng các thuốc gây giảm miễn dịch (thường dùng trong bệnh khớp, ung thư, dị ứng), suy dinh dưỡng, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.

Xử trí thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

- Người dân cần lưu ý tới các biểu hiện bệnh nặng và sơ cấp cứu tùy theo từng tình trạng: bất tỉnh, thở yếu, ngừng thở, khó thở, co giật…

- Có thể uống nước gây nôn nếu: Người bệnh từ 2 tuổi trở lên, còn tỉnh táo, mới ăn trong vòng một vài giờ và chưa nôn.

- Gọi điện đến cơ sở y tế để được tư vấn.

- Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ nếu bệnh nặng, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Các động tác khác nên làm:

Giữ lại thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả nhãn mác, thậm chí chất nôn của người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Khi thấy có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm: Thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nhân lực đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt. Các cơ quan chức năng có thể ngăn chặn kịp thời ngộ độc thực phẩm tiếp diễn

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-uong-ngay-tet-can-nam-nhung-dau-hieu-canh-bao-ngo-doc-thuc-pham-20230116082827900.htm 

  • Từ khóa

Tiêm bổ não coi chừng 'nổ não'

Không chỉ người già mà có người trẻ cũng được tư vấn tiêm thuốc bổ não để giúp não bộ khỏe mạnh, "phương pháp" tránh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng khả...
15:33 - 13/05/2024
328 lượt xem

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây...
14:35 - 13/05/2024
401 lượt xem

Người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế vừa có công văn ngày 11.5 đề nghị Sở An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM, Ban Quản lý ATTP, sở y tế các tỉnh thành khẩn trương tăng cường công tác đảm...
13:45 - 13/05/2024
378 lượt xem

Nguy kịch do sai lầm khi điều trị thủy đậu

Chỉ 5 ngày sau khi có triệu chứng bệnh thủy đậu, nữ bệnh nhân 17 tuổi (ở tỉnh Bắc Giang) cấp cứu trong tình trạng sốt cao, mụn mủ toàn thân, liệt...
09:59 - 13/05/2024
464 lượt xem

Có phải rượu vang vừa đủ giúp khỏe tim và ngủ ngon?

Rượu vang đỏ chứa phenol, resveratrol, đều là những hợp chất oxy hóa rất tốt và có tác dụng giống như một chất làm loãng máu tự nhiên, hỗ trợ cơ thể phá...
09:06 - 13/05/2024
502 lượt xem