190
/
141016
Phải làm gì nếu bỗng dưng người thân bị ngưng tim?
phai-lam-gi-neu-bong-dung-nguoi-than-bi-ngung-tim
news

Phải làm gì nếu bỗng dưng người thân bị ngưng tim?

Thứ 5, 12/01/2023 | 21:50:00
1,844 lượt xem

Ngưng tim xảy ra khi tim ngừng đập hoàn toàn. Rất nhiều người bị ngưng tim mà không xuất hiện triệu chứng gì cảnh báo trước. Sơ cứu đúng cách sẽ giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của bệnh nhân.

Vì ngưng tim xảy ra đột ngột nên người bệnh có thể bất ngờ mắc tình trạng nguy hiểm này ở bất kỳ đâu, từ cửa hàng tạp hóa, sự kiện thể thao hoặc tại nhà riêng. Vì tỷ lệ sống sót sau ngưng tim chỉ khoảng 10% nên những người có mặt cần biết can thiệp đúng cách.

Phải làm gì nếu bỗng dưng người thân bị ngưng tim? - ảnh 1

Để cứu người bị ngưng tim, những người xung quanh cần thực hiện hô hấp nhân tạo để sớm khôi nhịp tim cho họ SHUTTERSTOCK

Trước hết, mọi người cần phân biệt sự khác nhau giữa ngưng tim và đau tim. Đau tim là tình trạng mà lưu lượng máu đến tim bị chậm lại do tắc nghẽn động mạch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Trong khi đó, ngưng tim là tim ngừng đập hoàn toàn. Hầu hết các trường hợp ngưng tim xảy đến đột ngột mà không có bất kỳ triệu chứng nào báo trước. Chỉ một số ít người có các triệu chứng như khó thở, suy nhược, chóng mặt hay đau ngực.

Nếu phát hiện một ai đó bị ngưng tim thì những người xung quanh cần can thiệp càng sớm càng tốt. Trong vòng vài phút, bệnh nhân cần được kích hoạt lại nhịp tim.

Điều đầu tiên là hãy gọi xe cấp cứu. Ở nhiều nước trên thế giới, các địa điểm công cộng như trường học, nhà ga, sân bay, khu chung cư sẽ có máy khử rung tự động ở bên ngoài (AED). Mọi người cần tìm máy này và khởi động. Máy sẽ hiển thị bằng hình ảnh hoặc thông báo bằng âm thanh các bước cần thực hiện để sốc điện, khôi phục nhịp tim cho bệnh nhân.

Trong trường hợp không có máy khử rung tự động ở bên ngoài thì cần phải thực hiện hô hấp nhân tạo. Với trường hợp bị ngưng tim, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo khi sơ cứu thì chỉ cần thực hiện hồi sức bằng cách ấn tay lên ngực chứ không cần dùng miệng.

Tần suất ấn vào ngực bệnh nhân là khoảng 100 đến 120 lần/phút với người lớn. Động tác ấn vào ngực phải mạnh, nhanh và sâu khoảng 5 cm. Nếu người sơ cứu mệt và không còn đủ khả năng hồi sức thì hãy yêu cầu người khác thực hiện tiếp, theo Healthline.

Với những cá nhân mà người thân trong gia đình có nguy cơ cao bị ngưng tim thì các thành viên cần tham gia các khóa dạy kỹ năng hồi sức và sơ cứu. Điều này sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/phai-lam-gi-neu-bong-dung-nguoi-than-bi-ngung-tim-post1541232.html

  • Từ khóa

Bộ Y tế: Người tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cơ quan này đã nhận được đề nghị của Công ty dược phẩm AstraZeneca về chấm dứt hiệu lực phê duyệt sử dụng vắc xin...
08:09 - 11/05/2024
211 lượt xem

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca, nên thời điểm này người dân không cần xét...
15:38 - 10/05/2024
527 lượt xem

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Có hơn 120.000 ca tử vong do ung thư tại Việt Nam mỗi năm. 50-80% người bệnh mắc bệnh ung thư đến khám ở giai đoạn trễ, 3 và 4.
14:10 - 10/05/2024
567 lượt xem

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng...
11:45 - 10/05/2024
634 lượt xem

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức

Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế TP HCM kiểm tra và giám sát doanh nghiệp thực hiện việc thu hồi và xử lý lô thuốc điều trị một số bệnh ung thư não do vi...
10:06 - 10/05/2024
676 lượt xem