190
/
139242
Tại sao bé dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa lạnh?
tai-sao-be-de-mac-benh-ho-hap-trong-mua-lanh
news

Tại sao bé dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa lạnh?

Thứ 6, 09/12/2022 | 08:39:00
2,167 lượt xem

Có 2 lý do làm tăng bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh, các ba mẹ lưu ý khi chăm con.

Tại sao bé dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa lạnh? - Ảnh 1.

Một ca cấp cứu trẻ em tại khoa nhi, Bệnh viện Tiền Giang - Ảnh: BS ÚC NGUYỄN

1. Mùa lạnh làm thay đổi cấu trúc vi rút

Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ đã ảnh hưởng đến cấu trúc vật lý của vi rút.

Chúng ta biết lớp màng bảo vệ vi rút loại có vỏ, thì lớp vỏ ngoài cùng thường được cấu tạo bằng các vi hạt protein. Khi môi trường có nhiệt độ lạnh, các vi hạt của vi rút sẽ kết dính lại, tạo ra một lớp bao phủ cứng, hoạt động giống như một lớp áo giáp phủ bên ngoài vi rút, giúp vi rút được sống sót lâu hơn trong không khí lạnh.

Nhờ sống sót lâu ở bên ngoài nên nó có điều kiện thời gian để lây nhiễm cho nhiều người khác hơn.

Mặt khác, mùa lạnh, độ ẩm sẽ thấp hơn, điều đó làm các giọt hô hấp bay hơi sẽ khô hơn, dẫn tới việc giọt hô hấp teo lại, có kích thước nhỏ hơn, giúp vi rút dễ dàng tiếp xúc với các hóa chất khác trong giọt hô hấp bị cô đặc và nó tạm thời bị bất hoạt. Giọt hô hấp nhỏ sẽ bảo quản vi rút bất hoạt tạm thời, để rồi sau đó dễ dàng đánh thức vi rút dậy khi giọt hô hấp bị hòa tan trong đường thở của vật chủ mới và gây bệnh.

2. Cơ thể con người trở nên dễ mắc bệnh hơn trong môi trường lạnh

Có ba lý do cơ thể con người dễ mắc bệnh hơn.

Một là khi nhiệt độ lạnh và khô, niêm mạc đường hô hấp sẽ khô quánh lại, chất nhầy không còn nguyên vẹn, nó sẽ không cản trở được vi rút xâm nhập vào đường hô hấp bằng cách bắt dính như bình thường. Hệ thống lông chuyển cũng bị khô, mất sự chuyển động uyển chuyển nên không tống được vi rút ra bên ngoài.

Hai là ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết, khi gặp nhiệt độ lạnh, hệ thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích, tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ tiết ra các hóa chất trung gian làm co thắt cơ trơn phế quản gây nên cơn suyễn, tăng tiết dịch ở mũi gây bệnh viêm mũi dị ứng. Các bệnh này sẽ nặng thêm nếu bị nhiễm vi rút.

Ba là vai trò của vitamin D trong hoạt động tăng cường miễn dịch, chống lại vi rút, vi trùng khi nó xâm nhập vào cơ thể.

Người ta biết rằng chính phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể, chứ không phải là mầm bệnh vi rút, gây ra mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong liên quan đến các bệnh do vi rút như cúm, COVID-19. Vitamin D điều chỉnh sản xuất cytokine trong bệnh tự miễn thông qua việc hạn chế sản xuất quá nhiều cytokine tiền viêm và do đó dẫn đến ức chế viêm.

Theo BS Nguyễn Thành Úc/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tai-sao-be-de-mac-benh-ho-hap-trong-mua-lanh-20221207234832588.htm 

  • Từ khóa

Thêm nhiều lợi ích sức khỏe của bưởi

Bưởi có hương vị ngọt thanh mát xen lẫn vị chua dịu nhẹ. Bưởi chứa các hợp chất thực vật có lợi, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
08:01 - 20/04/2024
147 lượt xem

Chỉ 1-2 phút đi bộ giật lùi cũng mang lại lợi ích to lớn

Đi bộ giật lùi trong công viên có vẻ là một cách di chuyển kỳ lạ, nhưng xu hướng TikTok gần đây đang ca ngợi những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của nó.
16:13 - 19/04/2024
547 lượt xem

Không có phương pháp 'ngậm vòng hạt đá trị bệnh viêm họng'

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân có dị vật là chiếc vòng hạt đá...
11:18 - 19/04/2024
631 lượt xem

6 tác dụng lâu dài của thiền đối với não

Chỉ sau một vài buổi thiền, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc thanh thản hơn, nhưng khoa học nói gì về tác dụng lâu dài của bộ môn này?
09:04 - 19/04/2024
696 lượt xem

Thịt gà có nhiều cholesterol không?

Ăn thịt gà như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào phần thịt gà mà một người...
07:19 - 19/04/2024
772 lượt xem