190
/
138807
Rối loạn phân ly có đáng sợ?
roi-loan-phan-ly-co-dang-so
news

Rối loạn phân ly có đáng sợ?

Thứ 5, 01/12/2022 | 09:40:00
2,201 lượt xem

Mới đây, thông tin 18 trẻ có biểu hiện ngất, khóc thét, kích động, đánh người… tại một trường tiểu học ở Cao Bằng do mắc chứng rối loạn phân ly tập thể khiến nhiều người lo lắng. Chuyên gia tâm lý cho rằng đây là một dạng rối loạn tâm lý

Thạc sĩ tâm lý Mai Thị Nguyệt, Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM0 cho biết rối loạn phân ly hay còn gọi là Hysteri. Đây là những rối loạn tâm thần liên quan đến sự mất kết nối và ngắt quãng giữa những suy nghĩ, ký ức, môi trường xung quanh, hành động và đặc tính cá nhân. Những người bị rối loạn phân ly thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách không tự chủ, có hại cho sức khoẻ và gây ảnh hưởng tới chức năng sống trong cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn phân ly có đáng sợ? - Ảnh 1.

Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời không chỉ giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Rối loạn phân ly thường phát triển như là phản ứng chấn thương và lưu giữ ký ức khó khăn. Triệu chứng - phạm vi từ mất trí nhớ đến các đặc tính luân phiên - phụ thuộc từng phần vào kiểu rối loạn phân ly. Thời gian căng thẳng nhiều có thể làm cho triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng, rõ ràng hơn.

Theo thạc sĩ Nguyệt, hiện chưa có bằng chứng khoa học xác định rối loạn phân ly được gây ra bởi tổn thương não bộ. Tuy nhiên, không loại trừ một số nguyên nhân do sang chấn tâm lý và tâm thần như: căng thẳng, lo lắng, tức giận, cảm giác thất vọng, tội lỗi… Bên cạnh đó, môi trường, nhân cách yếu đuối thích được cưng chiều, thiếu chín chắn, trải nghiệm khó khăn yếu… cũng gây ra bệnh. Ngoài ra, sau dịch COVID-19 nhiều trẻ bị rối loạn phân ly do ảnh hưởng dịch phải xa cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn phân ly.

Rối loạn phân ly ở trẻ em thường xảy ra đồng loạt trong một nhóm hay một tập thể ở trường học hoặc trong đám đông. Biểu hiện của rối loạn này bắt đầu từ một người mắc bệnh và những người xung quanh có xu hướng "bị lan truyền".

"Chỉ cần một cử chỉ như ngất lịm, la hét, vật vã, co cứng … sẽ lây lan những người xung quanh và làm cho họ tin rằng mình đang có cảm giác mình cũng thế và vô thức dẫn dắt họ có những hành vi giống nhau. Những triệu chứng này sẽ tự mất đi và sau thời gian ngắn có thể lặp lại" – thạc sĩ Nguyệt chia sẻ.

Theo Hải Yến/ Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/roi-loan-phan-ly-co-dang-so-20221130125352836.htm 

  • Từ khóa

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
41 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
79 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
166 lượt xem

WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số...
08:17 - 26/04/2024
192 lượt xem

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
593 lượt xem