190
/
134679
2 bước để chị em tự khám vú phát hiện ung thư tại nhà
2-buoc-de-chi-em-tu-kham-vu-phat-hien-ung-thu-tai-nha
news

2 bước để chị em tự khám vú phát hiện ung thư tại nhà

Thứ 3, 20/09/2022 | 15:22:00
2,047 lượt xem

Chị em nên tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần, sau chu kỳ kinh nguyệt 2 - 3 ngày để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của ung thư.

Tại sao ung thư vú ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới?

Hầu hết các bệnh ung thư vú có nguồn gốc bắt đầu từ các ống dẫn sữa và các tiểu thùy, các cấu trúc có chứa các tuyến sản xuất sữa. Mô vú của cả nam và nữ đều bao gồm một vài ống dẫn dưới núm vú và quầng vú cho đến tuổi dậy thì.

2 bước để chị em tự khám vú phát hiện ung thư tại nhà - 1

Trong tuổi dậy thì, phụ nữ gia tăng nồng độ một số hormone khiến các ống dẫn này phát triển và hình thành các tiểu thùy. Trong khi nam giới có mức hormone này thấp hơn, và các mô vú không phát triển nhiều. Mặc dù ngực nam giới có các ống dẫn, nhưng chúng chỉ có một vài tiểu thùy và chủ yếu bao gồm các mô mỡ.

Càng nhiều tế bào phân chia, càng có nhiều khả năng ung thư xảy ra. Các tế bào vú phát triển và phân chia như một phản ứng đối với hormone estrogen mà nữ giới thường sản xuất nhiều hơn nam giới.

Chuyên gia lưu ý rằng các tế bào vú ở phụ nữ hoạt động mạnh và dễ tiếp xúc với estrogen, trong khi các tế bào vú ở nam giới không hoạt động và không tiếp xúc với mức độ estrogen cao.

Hướng dẫn tự tầm soát ung thư vú tại nhà

2 bước để chị em tự khám vú phát hiện ung thư tại nhà - 2

Hướng dẫn tự khám vú tại nhà.

Theo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị em có thể tham khảo một số bước tự khám vú tại nhà dưới đây:

Quan sát

- Xuôi tay, quan sát xem có các thay đổi ở vú: u cục, dày lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da.

- Đưa tay ra phía sau gáy sau đó quan sát lại.

- Chống tay lên hông làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hoặc hạ vai xuống. Động tác này làm rõ hơn các thay đổi ở vú nếu có.

Hướng dẫn tự khám vú tại nhà

Sờ nắn

- Nắn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra hay không?

- Đưa tay phải ra sau gáy. Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát nhau thành một mặt phẳng, ép đều đặn lên các vùng khác nhau của tuyến vú, thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú ra phía ngoài. 

- Kiểm tra từng vùng của vú và hố nách.

Tầm soát ung thư sớm và định kì

Bên cạnh việc tự khám, phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tuyến vú thì chị em nên khám tầm soát ung thư vú định kỳ.

Độ tuổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú:

- Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên bắt đầu định kỳ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mỗi năm một lần.

- Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên khám sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp X-quang tuyến vú.

- Với phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên được tầm soát thêm bằng chụp MRI tuyến vú hàng năm bắt đầu từ tuổi 30. Trong đó gồm những người có đột biến BRCA, bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú 20% đến 25%, có tiền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 tuổi, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Cowden- Bannayan Riley-Ruvalcaba.

Theo Minh Nhật/ Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/2-buoc-de-chi-em-tu-kham-vu-phat-hien-ung-thu-tai-nha-20220920082913823.htm 

  • Từ khóa

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
56 lượt xem

Biến chứng do căng chỉ rất khủng khiếp, là một 'báo động đỏ'

Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận 2 trường hợp bị áp xe vùng mặt sau căng chỉ trên da mặt để trẻ hóa da.
14:30 - 16/05/2024
142 lượt xem

Cấp phép vaccine sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

Nhiều vaccine mới như vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, vaccine phòng bệnh zona thần kinh, vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới vừa được Bộ Y tế cấp...
10:54 - 16/05/2024
229 lượt xem

4 cách ngăn ngừa đau lưng tại nơi làm việc

Rất nhiều người trong chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày ở bàn làm việc. Do đó, ngồi làm việc lâu, đặc biệt là trong tư thế xấu, là một trong...
10:20 - 16/05/2024
237 lượt xem

Ghét ăn hành, tỏi: Được gì, mất gì?

Hành, tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người không thích ăn hành, tỏi vì chúng có thể kích thích hoặc tác động tiêu cực đến tâm...
08:26 - 16/05/2024
296 lượt xem