190
/
132411
Cho trẻ ăn mì gói, phụ huynh cần lưu ý những thông tin gì?
cho-tre-an-mi-goi-phu-huynh-can-luu-y-nhung-thong-tin-gi
news

Cho trẻ ăn mì gói, phụ huynh cần lưu ý những thông tin gì?

Thứ 4, 10/08/2022 | 07:44:00
3,145 lượt xem

Không chỉ hấp dẫn người lớn, mì ăn liền còn là món khoái khẩu với nhiều trẻ nhỏ. Thay vì lo lắng hoặc tìm cách ngăn cản, cha mẹ nên tìm hiểu để hướng dẫn con thưởng thức đúng cách.

Thành phần gì trong mì ăn liền khiến các bậc phụ huynh e ngại?

Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - nhiều bố mẹ không cho trẻ ăn mì ăn liền xuất phát từ "lời đồn" loại thực phẩm này có chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia. Thế nhưng, chuyên gia cho biết, thực tế mì ăn liền bảo quản được lâu do bản thân sản phẩm có hàm lượng độ ẩm rất thấp và được đóng gói trong bao bì kín.

Cho trẻ ăn mì gói, phụ huynh cần lưu ý những thông tin gì? - 1

Theo đó, mì ăn liền được làm khô bằng cách chiên hoặc sấy để giảm độ ẩm xuống mức thấp nhất, chỉ còn dưới 3% với mì chiên và dưới 10% với mì không chiên, giúp sản phẩm bảo quản được lâu. Do đó, PGS Ninh cho rằng, nói mì ăn liền bảo quản được lâu vì chứa nhiều chất bảo quản là chưa chính xác.

Phó giáo sư cũng lưu ý thêm rằng, không phải bất cứ phụ gia hay chất bảo quản nào cũng gây tác động xấu đến sức khỏe. Hiện nay, việc sử dụng các chất này trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ Y tế với hàm lượng cho phép. Điều đó đồng nghĩa với việc, các sản phẩm được cấp phép lưu thông trên thị trường đều phải tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

"Cần nói thêm rằng, chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe. Thay vì lo lắng về phụ gia thì cha mẹ nên chú ý chọn sản phẩm mì ăn liền của các nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép bởi các cơ quan chức năng", vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Một số bậc phụ huynh lại e ngại mì ăn liền có chứa nhiều chất béo chuyển hóa (transfat), làm tăng cholesterol xấu trong máu dẫn tới tăng nguy cơ béo phì, mắc các bệnh tim mạch sau này. Tuy nhiên, PGS Ninh cho biết, công nghệ sản xuất mì ăn liền hiện nay đã có thể kiểm soát tốt về hàm lượng chất này phát sinh trong quá trình sản xuất.

Theo quy định của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ), nếu sản phẩm có chứa dưới 0,5 g transfat/khẩu phần ăn thì sẽ được công bố "0 gram transfat". Hiện nay, các sản phẩm mì ăn liền thuộc các nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam có hàm lượng transfat dao động chỉ 0,01-0,04 g/khẩu phần ăn, tức đạt chuẩn công bố "0 gram transfat" của FDA.

Vấn đề dinh dưỡng trong mì ăn liền

Cùng với những thông tin cho rằng mì ăn liền chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe trẻ em, lại có quan điểm cho rằng, sản phẩm này rất "nghèo" dinh dưỡng, ăn mì thường xuyên khiến trẻ suy dinh dưỡng, phát triển không toàn diện.

Xét trên góc độ dinh dưỡng, trẻ em trong giai đoạn phát triển mạnh cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Dựa trên bao bì của sản phẩm, có thể thấy, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) thường chứa khoảng 40-50g chất bột đường, 10-13g chất béo và không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350 Kcal. Như vậy, ngoài cung cấp chất bột đường tương tự các loại lương thực khác như cơm, bún, phở, miến… mì gói còn chứa một lượng đạm, béo nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng các chất này rõ ràng chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Cho trẻ ăn mì gói, phụ huynh cần lưu ý những thông tin gì? - 2

Trên thực tế, PGS Ninh cho rằng, không có một thực phẩm riêng biệt nào có thể là nguồn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Mỗi thực phẩm đều có những ưu nhược - điểm riêng, giàu thành phần này và ít thành phần kia. Quan trọng là chúng ta kết hợp khéo léo các thực phẩm đó với nhau để có bữa ăn cân đối và đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

"Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Nếu chỉ ăn một loại thực phẩm thì sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, lâu dài ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe nói chung và sự phát triển của trẻ nói riêng. Bởi không có loại thực phẩm nào là tốt nhất và càng không thể là duy nhất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể", PGS Ninh khuyến cáo.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên kết hợp nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền với thành phần chính là bột lúa mì được xếp cùng nhóm cung cấp chất bột đường như các loại thực phẩm cơ bản khác là cơm, bún, phở, bánh mì, khoai, sắn…

Khi cho trẻ sử dụng mì ăn liền, bố mẹ nên chế biến cùng những thực phẩm giàu đạm, chẳng hạn bổ sung vào tô mì 3-4 lát thịt bò, thịt heo hoặc 2-3 con tôm, quả trứng, một ít nấm, đậu hũ… để bữa ăn được cân đối hơn giữa đạm động vật và thực vật. Đồng thời, kèm thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt… mà trẻ thích để bổ sung đủ lượng chất xơ. Phụ huynh cũng nên lưu ý biến tấu, đa dạng cách chế biến để tô mì không chỉ thêm dinh dưỡng mà còn hấp dẫn hơn với trẻ.

Theo Trường Thịnh/ Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/cho-tre-an-mi-goi-phu-huynh-can-luu-y-nhung-thong-tin-gi-20220809192851239.htm

  • Từ khóa

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
261 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
277 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
368 lượt xem

Mùa lạnh: Bác sĩ cảnh báo gia tăng đột quỵ xuất huyết não

Thời tiết lạnh, chuyển mùa có thể làm co giãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ xuất...
07:14 - 22/11/2024
469 lượt xem

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
827 lượt xem