Khoa học cho biết, có một nguyên tắc vàng trong ăn uống giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, theo Eat This, Not That!
Đặc biệt, nguyên tắc này có thể giúp giảm thiểu nhiều nguy cơ. Không chỉ là thêm trái cây và rau vào chế độ ăn uống mà thôi.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Medical Journal of Dr. D.Y. Patil Vidyapeeth, đa dạng trong chế độ ăn uống là thói quen ăn uống tốt nhất của một chế độ ăn uống chất lượng và giúp giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các bệnh mạn tính, theo Eat This, Not That!
Bài báo cho biết tăng sự đa dạng của các loại thực phẩm và nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống có thể giúp đảm bảo hấp thụ đầy đủ lượng chất dinh dưỡng thiết yếu. Chế độ ăn đa dạng cũng khuyến khích đa dạng sinh học và tính bền vững, tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tăng cường đa dạng các loại thực phẩm và nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn là điều cần thiết ngay từ những giai đoạn đầu đời để tăng trưởng và phát triển phù hợp.
Theo bài báo, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chế độ ăn đa dạng đã giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng tổng thể.
Ăn uống thiếu sự đa dạng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe, hạnh phúc và sự phát triển. Chế độ ăn uống nghèo nàn làm giảm năng lực thể chất, khả năng chống nhiễm trùng và làm suy giảm sự phát triển nhận thức, khả năng sinh sản và cả năng lực xã hội.
Các loại thực phẩm khác nhau chứa các vitamin, chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất dưỡng chất thực vật phytochemical khác nhau. Tuân theo một chế độ ăn uống đa dạng, bạn sẽ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên tiêu thụ ít nhất 20 đến 30 loại thực phẩm khác nhau về mặt sinh học mỗi tuần để có một chế độ ăn uống lành mạnh, theo Eat This, Not That!
Thử một công thức nấu ăn mới và chọn những thực phẩm cầu vồng có màu sắc khác nhau một cách tự nhiên SHUTTERSTOCK
Họ cũng đề xuất nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau - giàu chất dinh dưỡng và sẵn có tại địa phương, giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng mạn tính.
Các nhóm thực phẩm được chia theo những nhóm sau: Ngũ cốc, củ, rau, trái cây, thịt, trứng, cá và hải sản, các loại đậu, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu và chất béo, đồ ngọt, gia vị, gia vị, đồ uống.
Bạn có thể ghi lại lượng thức ăn tiêu thụ của mình trong một ngày. Cũng có thể viết nhật ký thực phẩm đã ăn trong ngày. Hoặc thử một công thức nấu ăn mới và chọn những thực phẩm cầu vồng có màu sắc khác nhau một cách tự nhiên. Những thực phẩm này có xu hướng có các chất dinh dưỡng và dưỡng chất thực vật phytochemical khác nhau, theo Eat This, Not That!
Theo Thiên Lan/ Thanh niên
https://thanhnien.vn/who-khuyen-nghi-nguyen-tac-vang-trong-an-uong-de-khoe-manh-post1468958.html