Có thể sẽ không tốt cho sức khỏe nếu bạn làm một số việc khi bụng đói. Hãy ăn sáng đầy đủ để bắt đầu ngày mới một cách lành mạnh.
Có những thói quen bạn vẫn quen làm và cảm thấy ổn, nhưng thực sự có thể dẫn đến những tác hại cho cơ thể theo thời gian mà bạn không nhận ra, theo chuyên trang sức khỏe The Health Site (Ấn Độ).
Sau đây các chuyên gia sẽ chỉ ra 5 điều bạn không nên làm khi bụng đói.
Cà phê có tính axit, uống cà phê khi bụng đói sẽ làm tăng sản xuất axit trong dạ dày và có thể gây nóng rát và trào ngược SHUTTERSTOCK
1. Không uống cà phê khi bụng đói
Nhiều người có thói quen “nạp năng lượng” bằng một ly cà phê vào đầu ngày mới và không cảm thấy bất kỳ vấn đề gì với điều này.
Chuyên gia dinh dưỡng Carlyn Rosenblum, Phó chủ tịch Dịch vụ Ẩm thực và Dinh dưỡng tại Kaigo Inc. New York (Mỹ), giải thích, cà phê có tính axit, uống cà phê khi bụng đói ngay khi thức dậy vào buổi sáng sẽ làm tăng sản xuất axit trong dạ dày và có thể gây nóng rát và trào ngược, theo chuyên trang Health Digest.
3. Hãy cẩn thận khi uống vitamin tổng hợp khi chưa ăn sáng
Uống vitamin tổng hợp khi bụng đói sẽ ảnh hưởng đến đường ruột. Tiến sĩ Christine Lee, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, từ Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết, thường xuyên uống vitamin khi bụng đói có thể làm rối loạn đường tiêu hóa. Nhiều người bị đau dạ dày, buồn nôn và thậm chí tiêu chảy.
4. Tránh thức ăn quá cay
Đồ cay có thể gây ra một số rắc rối cho dạ dày, nhưng ăn khi bụng đói có thể là một nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Theo tiến sĩ Lisa Ganjhu, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, từ Bệnh viện NYU Langone (Mỹ), ăn thức ăn cay khi dạ dày chưa có thứ gì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó chịu cho dạ dày.
Hãy cẩn thận khi uống vitamin tổng hợp hoặc thuốc giảm đau khi chưa ăn sáng SHUTTERSTOCK
5. Thận trọng khi uống thuốc giảm đau lúc bụng đói
Tiến sĩ Adam Splaver, bác sĩ tim mạch lâm sàng, từ Hiệp hội về bệnh tim mạch NanoHealth Associates (Mỹ), khuyến cáo, không nên uống thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin khi bụng đói, vì có thể dẫn đến các biến chứng tiêu hóa nghiêm trọng.
Phòng khám Cleveland (Mỹ) giải thích, điều này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, đặc biệt đối với người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày, theo Health Digest. Nếu cần phải uống các loại thuốc trên, nên uống với thật nhiều nước.
5. Không uống rượu khi bụng đói
Cơ thể hấp thụ rượu nhanh gấp 2 lần khi bụng đói, vì rượu sẽ đi thẳng vào máu. Một khi rượu đến máu, nó sẽ nhanh chóng đi khắp cơ thể và làm giãn nở các mạch máu, làm giảm nhịp tim. Từ dạ dày rượu có thể nhanh chóng đến thận, phổi, gan và sau đó là não, gây hại cả gan, tim và thận.
Chuyên gia về rượu và sức khỏe tâm thần và chuyên gia tư vấn của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, Tony Rao, cảnh báo, uống rượu khi bụng đói rất nguy hiểm, vì nồng độ cồn trong máu tăng nhanh có thể làm tăng tác dụng độc hại của cồn lên não. Vì 20% lượng cồn uống vào sẽ đến não chỉ trong vòng 1 phút.
Nguy hiểm nhất, uống rượu khi bụng đói liên tục có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton do rượu, có thể gây tử vong.
Hãy luôn nhớ ăn nhẹ ngay nếu phải uống rượu lúc bụng đói, theo The Health Site.
Theo Thiên Lan/ Thanh niên
https://thanhnien.vn/chuyen-gia-5-viec-ban-cho-bao-gio-lam-khi-bung-doi-post1461568.html