Mùa hè thời tiết nóng nực, nhiều khi bữa cơm chưa ăn xong mồ hôi đã ướt đẫm áo. Do đó, rất nhiều người vừa ăn cơm xong lập tức đi tắm ngay.
Các chuyên gia khuyến cáo, mùa hè cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mỗi ngày chúng ta nên tắm một lần. Những người cơ thể to béo hoặc tuyến dầu dưới da tiết nhiều thì có thể tăng số lần tắm. Người già tuyến dầu dưới da tiết ít nên phải giảm số lần tắm. Thời gian tắm không nên quá lâu, mỗi lần tắm từ 15-30 phút là vừa để đề phòng não thiếu oxy, thiếu máu.
Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C, nhiệt lượng tiêu hao của cơ thể có thể tăng thêm 20%, cơ thể tương đối yếu, lúc này mà tắm dễ sinh ra những sự cố ngoài mong muốn.
Bên cạnh đó, có nhiều thói quen khi tắm vào mùa hè có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mà mọi người cần lưu ý:
Mùa hè nóng nực, nhiều người thích tắm nước mát để giải nhiệt. Tuy nhiên trên thực tế ngay cả giữa trời hè, việc tắm nước có nhiệt độ nước quá lạnh cũng không tốt cho cơ thể.
Theo các chuyên gia, nhiệt độ cơ thể bình thường của cơ thể con người là khoảng 36,5 độ C. Việc tắm nước quá lạnh sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa cơ thể và môi trường. Điều này khiến chúng ta dễ đối mặt với tình trạng sốc nhiệt.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi tắm bằng nước lạnh do nhiệt độ nước quá thấp, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh buốt, sinh ra một loạt phản ứng kích ứng, như tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, co cơ, thần kinh căng thẳng…
Ngoài ra, nếu nước tắm quá lạnh sẽ làm lỗ chân lông trên da đột ngột bị đóng lại, huyết quản co lại, nhiệt lượng trong cơ thể không thể tản ra. Đặc biệt là thời tiết nóng mà tắm nước lạnh vào ban đêm sẽ làm cho cơ thể sinh ra các hiện tượng chân tay vô lực, đau các khớp tay, khớp gối và đau bụng, thậm chí đây còn là nhân tố gây ra bệnh viêm khớp và đau vị tràng mãn tính.
Nhiệt độ nước tắm nên tương đồng với nhiệt độ cơ thể là tốt nhất, tức là từ 35 độ C - 37độ C.
Tắm ngay khi vừa ăn bữa tối cũng là thói quen của nhiều người. Việc đi tắm với chiếc bụng no sẽ dễ làm quá tải dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, đồng thời ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiêu hóa.
Cụ thể, sau khi ăn, một lượng lớn máu trong cơ thể con người sẽ dồn về các cơ quan tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt hơn và nhanh hơn. Lúc này mà đi tắm ngay, toàn bộ huyết quản trong cơ thể giãn nở ra, nên da và cơ thịt đều cần nhiều máu, dạ dày không có đủ huyết dịch sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nên tắm sau bữa ăn ít nhất một tiếng để đảm bảo sức khỏe.
Vào mùa hè nắng nóng, vận động một chút cũng khiến bạn ra nhiều mồ hôi. Hầu hết mọi người đều cảm thấy mồ hôi rất khó chịu nên muốn đi tắm ngay sau khi vận động.
Trên thực tế, việc đi tắm với cơ thể mồ hôi nhễ nhại ngay sau khi tập thể dục là không tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh.
Ngoài ra, sau khi ngừng tập, nhịp tim vẫn còn nhanh, nhiệt độ cơ thể cao, lỗ chân lông giãn nở. Tắm ngay sẽ làm máu không lưu thông tới những bộ phận quan trọng trên cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu máu tim, não cục bộ.
Theo Minh Nhật/ Dân trí
https://dantri.com.vn/suc-khoe/mua-he-nang-nong-tam-vao-buoi-toi-tranh-3-dieu-nay-de-khong-ruoc-benh-20220530100306160.htm