Thích ứng với đại dịch Covid-19, mọi hoạt động học tập và làm việc chuyển sang hình thức online. Việc “dán mắt” vào màn hình các thiết bị điện tử bất kể ngày đêm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực ở giới trẻ.
Thích ứng với đại dịch Covid-19, mọi hoạt động học tập và làm việc chuyển sang hình thức online. Việc “dán mắt” vào màn hình các thiết bị điện tử bất kể ngày đêm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực ở giới trẻ.
Kết nối trực tuyến, mắt làm việc “kiệt lực”
Thời đại công nghệ 4.0 cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến cho hầu hết mọi hoạt động từ làm việc, họp hành, cập nhật tin tức, học tập đến mua sắm, giải trí đều chuyển sang trực tuyến. Theo báo cáo mới nhất của chuyên trang chăm sóc sức khỏe Eyesafe Nielsen, thời gian sử dụng màn hình trung bình trên mỗi người đã tăng 60%, lên hơn 13 giờ mỗi ngày.
Chị N.Hân (28 tuổi, nhân viên văn phòng) đến khám mắt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với triệu chứng mắt khô, nhức mỏi, chảy nước mắt sống, nhìn mờ. Chị Hân chia sẻ, từ ngày dịch bệnh căng thẳng, công ty cho làm việc ở nhà, chị “quần quật” với chiếc máy tính và điện thoại suốt ngày đêm trong gần 5 tháng. Ban ngày thì làm việc, họp hành, báo cáo, buổi tối “đi chợ” online, đặt mua nhu yếu phẩm, thanh toán đủ thứ hóa đơn qua app, theo dõi thông tin “vùng xanh, vùng vàng” rồi lại lướt web, facebook. Thời gian dùng điện thoại tăng lên gần gấp đôi so với trước.
Cùng chung cảnh ngộ với chị N.Hân, anh M.Trường (21 tuổi, sinh viên) cũng tâm sự, là sinh viên xa nhà, ngoài những giờ học online, thảo luận nhóm trên máy tính thì mọi thú vui giải trí đều quanh quẩn bên các thiết bị điện tử. Không thể ra ngoài giao lưu với bạn bè như trước đây, thời gian rảnh rỗi lại xem phim, lướt web, gọi facetime với người thân nên gần đây anh thấy nhức đầu, nhìn mờ, đau vùng vai gáy. Đi kiểm tra mắt, độ cận tăng lên hơn 1 diop.
Làm việc nhiều với các thiết bị điện tử thường gây ra hội chứng thị giác màn hình, nhức mỏi, kích ứng mắt. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11.2020 từ Viện Chính sách y tế của Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA), 83% bác sĩ ghi nhận bệnh nhân gia tăng các vấn đề thị lực liên quan đến thời gian sử dụng điện thoại hoặc máy tính kéo dài.
Lý giải về điều này, GS-TS Đỗ Như Hơn (nguyên Giám đốc Bệnh viện mắt Trung ương) cho rằng tình trạng “mắt biểu tình” là do thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, iPad phát ra ánh sáng xanh nguy hại. Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nhưng mang năng lượng cao, khi mắt tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ra hội chứng thị giác màn hình, làm tổn thương, gây chết các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) làm suy giảm thị lực và các bệnh lý nguy hiểm ở mắt.
Ngoài ra, chuyên gia cũng cảnh báo ánh sáng xanh còn gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe khác như rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ), rối loạn ăn uống, đau đầu… “Ngộ độc” ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử chính là “thủ phạm” đẩy nhanh quá trình lão hóa mắt, khiến mắt già đi ngay cả khi chúng ta đang còn trẻ.
Giải pháp khoa học bảo vệ mắt khi làm việc online
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực đến 90%. Vì vậy, trước thực trạng mắt làm việc quá tải như hiện nay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn, dấu hiệu nhẹ là các triệu chứng mắt khô, nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mờ như chị N.Hân và anh M.Trường gặp phải. Nếu kéo dài có thể suy giảm thị lực, gây các bệnh lý nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc, thậm chí gây mù lòa.
Trước thực trạng này, chuyên gia Đỗ Như Hơn (nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương) đưa ra một số giải pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu những tác hại do ánh sáng xanh mang lại. Trước hết, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử. Sau nữa cần bố trí không gian, cài đặt, điều chỉnh ánh sáng thiết bị điện tử phù hợp. Ánh sáng phòng làm việc vừa phải, không quá sáng cũng không nên quá tối. Ngoài ra, việc chớp mắt thường xuyên và những bài tập, massage mắt đơn giản cũng giúp mắt được thư giãn.
Tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp cơ thể gia tăng tổng hợp Thioredoxin bảo vệ võng mạc trước tác hại của ánh sáng xanh. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đặc biệt, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường các loại thực phẩm tốt cho mắt như rau củ, trái cây như: cà rốt, bí đỏ, cải xoăn, bông cải xanh… Tuy nhiên, chuyên gia cho biết, với tình trạng mắt làm việc quá tải như hiện nay nếu chỉ bổ sung bằng thực phẩm thông thường sẽ khó đáp ứng được, mà cần tác động từ bên trong bằng các dưỡng chất chuyên biệt mới có thể ngăn chặn tối đa nguy cơ suy giảm thị lực, mù lòa.
Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra nhiều sản phẩm chứa tinh chất Broccophane (chiết xuất từ bông cải xanh) giúp chăm sóc mắt toàn diện. Broccophane có tác dụng gia tăng tổng hợp Thioredoxin - là loại protein phân tử nhỏ có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào võng mạc và thủy tinh thể, hỗ trợ tăng cường thị lực, phòng ngừa tình trạng thoái hóa hoàng điểm và các bệnh về mắt khác. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), Broccophane còn có khả năng bảo vệ tế bào võng mạc trước tác hại của ánh sáng xanh.
Ngày nay, thành tựu của khoa học công nghệ mang lại kết nối trong tầm tay. Tuy nhiên, khi sử dụng các thiết bị công nghệ, chúng ta nên sử dụng hợp lý, khoa học và đặc biệt cần chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giúp bảo vệ mắt trước sự tấn công của ánh sáng xanh và các yếu tố gây hại cho mắt. Nhờ đó, giúp bảo vệ mắt hiệu quả, an toàn và dài lâu để “cửa sổ tâm hồn” luôn sáng khỏe, tinh anh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo An Nam/Thanh niên
https://thanhnien.vn/ngay-nhin-may-tinh-dem-nhin-dien-thoai-nguy-co-mu-loa-voi-gioi-tre-post1418685.html