190
/
122224
Gặp hiện tượng này lúc nửa đêm, bạn hãy đo đường huyết
gap-hien-tuong-nay-luc-nua-dem-ban-hay-do-duong-huyet
news

Gặp hiện tượng này lúc nửa đêm, bạn hãy đo đường huyết

Thứ 3, 28/12/2021 | 13:59:25
2,754 lượt xem

Có một dấu hiệu cảnh báo sớm về lượng đường trong máu cao có thể xảy ra vào ban đêm.

Nhiều người thường mất cảnh giác với bệnh tiểu đường, vì trong giai đoạn đầu, bệnh hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ ràng.

Tuy nhiên, một khi lượng đường trong máu tăng cao, chúng sẽ kích hoạt một cơn biến động nội tiết tố dữ dội. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của lượng đường trong máu cao có thể xảy ra vào ban đêm, theo Express.

Bệnh tiểu đường là hậu quả cuối cùng của sự thiếu hụt insulin - hoóc môn kiểm soát lượng đường trong máu. Khi nồng độ hoóc môn này thiếu hụt, nồng độ đường trong máu tăng lên, tàn phá cơ thể.

Lượng đường trong máu duy trì ở mức cao suốt đêm có thể gây ra triệu chứng tăng đường huyết như đau đầu SHUTTERSTOCK

Đây là vấn đề nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, vì một khi lượng đường trong máu tăng đến một ngưỡng nhất định có thể gây tổn hại, rất khó để đảo ngược được tình trạng này.

Do đó, không bao giờ được bỏ qua các dấu hiệu ban đầu của tình trạng này, như đau đầu thường xuyên, theo Express.

Các triệu chứng bao gồm khát nước dữ dội, muốn đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân.

Tuy nhiên, theo trang web về bệnh tiểu đường Diatribe, lượng đường trong máu duy trì ở mức cao suốt đêm có thể gây ra triệu chứng đau đầu, theo Express.

Các triệu chứng phổ biến hơn cả là đau đầu, khô miệng, buồn nôn

Một số cơ quan y tế cho rằng đau đầu do lượng đường trong máu cao thường mất vài ngày để phát triển. Và đau đầu là một trong những dấu hiệu ban đầu của lượng đường trong máu cao.

Gặp hiện tượng này lúc nửa đêm, bạn hãy mau đi đo đường huyết SHUTTERSTOCK

Nguyên nhân là do sự dao động của nồng độ đường ảnh hưởng đến não nhiều hơn các cơ quan khác trong cơ thể, theo Healthline.

Thực tế, đau đầu do thay đổi lượng glucose thường do các hoóc môn được kích hoạt bởi lượng đường cao.

Nhưng dù xuất hiện chậm, cơn đau đầu tái phát cũng không bao giờ được bỏ qua.

Ngoài ra, các triệu chứng của lượng đường trong máu cao hơn có thể làm gián đoạn giấc ngủ, vì người bệnh có thể phải đi tiểu thường xuyên hoặc phải uống nước, theo Diatribe.

Lượng đường trong máu cao thường xuyên hoặc lâu dài có thể nguy hiểm, chủ yếu là do dẫn đến các biến chứng về tim, mắt, thận.

Theo Thiên Lan/Thanh niên

https://thanhnien.vn/gap-hien-tuong-nay-luc-nua-dem-ban-hay-do-duong-huyet-post1415627.html 

  • Từ khóa

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
84 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
94 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
119 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
170 lượt xem

Tiêm bổ não coi chừng 'nổ não'

Không chỉ người già mà có người trẻ cũng được tư vấn tiêm thuốc bổ não để giúp não bộ khỏe mạnh, "phương pháp" tránh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng khả...
15:33 - 13/05/2024
562 lượt xem