190
/
118870
Những thứ tối kỵ khi uống thuốc chữa bệnh có thể bạn chưa biết
nhung-thu-toi-ky-khi-uong-thuoc-chua-benh-co-the-ban-chua-biet
news

Những thứ tối kỵ khi uống thuốc chữa bệnh có thể bạn chưa biết

Thứ 5, 28/10/2021 | 11:25:04
2,212 lượt xem

Trong khi nhiều người biết rằng các loại thuốc có thể tương tác với nhau, nhưng ít ai biết thực phẩm, đồ uống, chất bổ sung và nhiều thứ khác cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc uống.

Những tương tác này có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc và đôi khi có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Vì vậy, trước khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để xem có cần kiêng thứ gì không, theo WebMD.

Bưởi

Bưởi nổi tiếng là ảnh hưởng đến cách hoạt động của thuốc, đặc biệt đối với người bị huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim.

Loại trái cây họ cam quýt này thay đổi cách một số tế bào trong ruột hấp thụ và di chuyển thuốc qua cơ thể, có thể ảnh hưởng đến hơn 50 loại thuốc. Bưởi có thể làm cho một số loại thuốc, như thuốc chữa dị ứng fexofenadine kém hiệu quả hơn và khiến những loại thuốc làm giảm cholesterol như atorvastatin tác dụng mạnh hơn.

Bưởi nổi tiếng là ảnh hưởng đến cách hoạt động của thuốc, đặc biệt đối với người bị huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim SHUTTERSTOCK

Sữa

Theo trang Pharmacy Times, các sản phẩm từ sữa có thể gây trở ngại cho các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, doxycycline và ciprofloxacin. Những loại thuốc kháng sinh này có thể liên kết với canxi trong sữa, tạo thành một chất không hòa tan trong dạ dày và phần trên ruột non mà cơ thể không thể hấp thụ. Từ đó làm cho thuốc kháng sinh kém hiệu quả hơn.

Các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và pho mát có thể làm giảm sự hấp thụ thuốc kháng sinh. Để tránh các tác hại này, hãy tránh ăn các sản phẩm sữa từ 1 - 2 giờ trước khi uống thuốc.

Sô cô la

Đặc biệt, sô cô la đen có thể làm suy yếu tác dụng của các loại thuốc điều trị mất ngủ, như zolpidem tartrate.

Và đối với người đang uống thuốc điều trị trầm cảm, sô cô la đen có thể làm cho huyết áp tăng cao một cách nguy hiểm.

Rượu

Tất nhiên rồi! Rượu làm cho một số loại thuốc kém hiệu quả hoặc thậm chí mất tác dụng, điều đặc biệt nguy hiểm, đó là kể cả một số loại thuốc giảm huyết áp và trị bệnh tim, theo WebMD.

Uống rượu không chỉ ảnh hưởng đến cách hoạt động của thuốc mà còn có thể gây nguy hiểm.

Uống rượu trong thời gian uống thuốc có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Rượu có thể ảnh hưởng đến nhiều thứ, từ thuốc cảm cúm đến thuốc trị lo âu, thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu, thuốc hỗ trợ giấc ngủ …

Các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và pho mát có thể làm giảm sự hấp thụ thuốc kháng sinh SHUTTERSTOCK

Nhân sâm

Thứ này cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc trị cục máu đông warfarin. Và nó có thể khiến người đang uống thuốc này dễ bị chảy máu trong.

Vì vậy, nếu đang dùng thuốc chống đông máu heparin hoặc aspirin, cũng như các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen, nên tránh nhân sâm, theo WebMD.

Đối với người dùng thuốc điều trị trầm cảm, nhân sâm có thể gây đau đầu, khó ngủ và căng thẳng.

Vitamin K

Nếu bạn dùng thuốc warfarin điều trị và ngăn ngừa cục máu đông, hãy lưu ý đến lượng vitamin K hấp thụ vào. Chất này có thể làm giảm tác dụng của thuốc làm loãng máu và khiến bạn có nguy cơ cao bị cục máu đông nguy hiểm, theo WebMD.

Bông cải xanh, cải Brussels, xà lách, rau mùi tây và rau bó xôi là một số loại thực phẩm phổ biến nhất chứa nhiều vitamin K. Cố gắng ăn điều độ lượng thực phẩm này mỗi ngày để mức warfarin trong máu được ổn định. Hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Chỉ khoảng 50% lượng thuốc được dùng theo quy định. Mọi người thường dùng ít hơn mức cần thiết, uống tùy hứng hoặc bỏ bớt liều, tất cả đều có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Để đảm bảo hiệu quả của thuốc, hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Theo Thiên Lan/Tuổi trẻ

https://thanhnien.vn/nhung-thu-toi-ky-khi-uong-thuoc-chua-benh-co-the-ban-chua-biet-post1394267.html 

  • Từ khóa

Thói quen uống cà phê ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh đường ruột

Một nhóm các nhà nghiên cứu y khoa quốc tế đã phát hiện những người thường xuyên uống cà phê có lượng vi khuẩn đường ruột thuộc một loại nhất định cao hơn...
16:55 - 26/11/2024
23 lượt xem

Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để ổ dịch bạch hầu

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Cao Bằng; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc chủ động tăng cường công tác...
10:40 - 26/11/2024
186 lượt xem

Phát hiện giờ ăn giúp người 50 tuổi tránh bệnh tiểu đường

Gần đây khoa học liên tục phát hiện ra rằng không chỉ chất lượng và số lượng thực phẩm bạn ăn mà thời điểm ăn rất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe,...
10:55 - 26/11/2024
179 lượt xem

Tỉ lệ trầm cảm sau sinh tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

ABC News dẫn lại một nghiên cứu mới với hơn 440.000 người từ Kaiser Permanente Southern California, cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đã tăng gấp đôi trong...
07:26 - 26/11/2024
260 lượt xem

Bình Định ra văn bản khẩn sau 4 ca tử vong liên quan cúm A/H1pdm

Sở Y tế Bình Định đã ra văn bản khẩn đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm.
15:40 - 25/11/2024
634 lượt xem