190
/
118505
Thuộc lòng 7 điều này, bạn không còn lo sỏi thận tái phát
thuoc-long-7-dieu-nay-ban-khong-con-lo-soi-than-tai-phat
news

Thuộc lòng 7 điều này, bạn không còn lo sỏi thận tái phát

Thứ 6, 22/10/2021 | 07:06:06
2,457 lượt xem

Theo nghiên cứu, trong vòng 10 năm, tỷ lệ tái phát sỏi lên đến 50%. Vì thế, việc phòng tránh là điều cực kỳ quan trọng với người bệnh, quan trọng là uống đủ nước, hạn chế ăn mặn, thịt đỏ, rượu…

Việt Nam nằm trong khu vực các nước có tỷ lệ sỏi đường tiết niệu cao. Sỏi gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến chức năng của thận. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp phòng và giảm nguy cơ tái phát sỏi.

TS.BS Dương Văn Trung, Trưởng khoa Tiết Niệu, Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội) cho biết bệnh sỏi tiết niệu là bệnh chiếm tỷ lệ rất lớn, chiếm khoảng 10% dân số. Theo một nghiên cứu, trong vòng 10 năm tỷ lệ tái phát sỏi lên đến 50%. Vì thế, phòng tránh sỏi tái phát là một điều cực kỳ quan trọng với người bệnh.

Để phòng tránh sỏi tái phát, người bệnh cần thực hiện các bước sau:

Uống đủ nước

Thuộc lòng 7 điều này, bạn không còn lo sỏi thận tái phát - 1

Theo nghiên cứu, chỉ việc uống đủ nước không thôi đã hạn chế được 50% sỏi tái phát (Ảnh: W.H).

Theo BS Trung, lượng nước uống hàng ngày cần thiết là 2-2,5 lít để đảm bảo cho sự lọc các cặn bã từ trong nước tiểu đi ra ngoài. Cơ chế hình thành sỏi là do các tinh thể lắng đọng trong đường tiết niệu. Khi chúng ta uống nước nhiều, các cặn bã được đào thải ra thì sự bão hòa của các tinh thể đó trong nước tiểu không còn nữa. Đây là phương pháp tốt nhất để phòng tránh sỏi.

Theo nghiên cứu thì chỉ việc uống nước không thôi đã hạn chế được 50% sỏi tái phát.

Ngoài ra, cần hạn chế nước ngọt có ga và nước đường. Trong nước ngọt có ga chứa chất acid phosphoric là nguyên nhân hình thành sỏi thận, bên cạnh đó có hàm lượng fructose, fructose đã được chứng minh là làm tăng bài tiết nước tiểu có các tinh thể: canxi, oxalate, và axit uric, do đó làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Hạn chế ăn mặn

"Chúng ta nên hạn chế ăn mặn, bởi vì trong thành phần muối có natri và khi vào cơ thể có sự tranh chấp trong vấn đề chuyển hóa thì nó sẽ đào thải canxi ra ngoài nhiều hơn, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi", bác sĩ Trung nói.

Mỗi người chỉ nên ăn 2-3gr muối/ngày, ăn nhiều muối (NaCl) dẫn đến tăng natri, khi tăng natri trong máu làm tăng đào thải canxi ra nước tiểu (vì natri và canxi cùng chia nhau cơ chế vận chuyển trong thận). Nghiên cứu cho thấy, nếu ăn tăng 100 mmol NaCl trong thức ăn thì sẽ bài tiết ra nước tiểu tăng 25 mg canxi, gây tăng nguy cơ bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó natri cao gây ảnh hưởng không tốt cho bệnh lý tim mạch và huyết áp.

Thuộc lòng 7 điều này, bạn không còn lo sỏi thận tái phát - 2

Nguy cơ tái phát sỏi thận rất cao nếu không có một chế độ ăn uống khoa học (Ảnh: MC).  

Hạn chế thịt đỏ

BS Trung cũng lưu ý người bệnh nên hạn chế thức ăn có thịt, thịt đỏ. Thịt đỏ khi vào sẽ chuyển hóa thành chất hóa học tự nhiên, gọi là purin và chuyển hóa tiếp thành sỏi.

Ăn thức ăn giàu canxi

"Trước đây, chúng ta quan niệm bị sỏi không nên ăn các thức ăn có chứa canxi. Đó là sai lầm, vì khi chúng ta ăn thức ăn chứa canxi đó là nó vào ruột, sẽ kết hợp với oxalate ngay trong đường ruột tạo ra oxalate canxi và đào thải qua phân", BS Trung chia sẻ.

Canxi có nhiều trong sữa, phô mai, trứng…, khi chúng ta ăn kiêng các thức ăn chứa nhiều canxi dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận oxalate gia tăng, vì canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với oxalate trong đường tiêu hóa và được đào thải ra ngoài. Lượng canxi được khuyến nghị ăn hàng ngày là từ 1000-1200 mg/ngày (tương đương khoảng 2-3 cốc sữa).

Trái lại can xi bổ sung (sử dụng uống bổ sung trong loãng xương) là yếu tố gây tăng nguy cơ bệnh sỏi thận

"Ngược lại chúng ta uống canxi bổ sung chẳng hạn trong bệnh loãng xương thì lại không có lợi cho phòng sỏi. Chúng ta ăn thức ăn bổ sung canxi thì rất tốt nhưng uống canxi bổ sung thì lại không tốt cho dự phòng sỏi", BS Trung nhấn mạnh.

Hạn chế rượu

Bên cạnh đó, không nên uống nhiều rượu bia. Lý do là khi uống nhiều rượu bia, cơ thể sẽ bị mất nước và đó là yếu tố tạo nên sỏi.

Tránh viêm nhiễm đường tiết niệu

Điểm nữa là người bệnh cần tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, vì khi viêm nhiễm đường tiết niệu nhiều thì tạo thành sỏi.

Không lạm dụng vitamin C liều cao

Oxalate là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa vitamin C. Nếu uống bổ sung với liều lượng trên 1000mg/ngày thì nguy cơ sỏi thận rất lớn.

Theo Nam Phương/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuoc-long-7-dieu-nay-ban-khong-con-lo-soi-than-tai-phat-20211021104740806. 

  • Từ khóa

Thói quen uống cà phê ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh đường ruột

Một nhóm các nhà nghiên cứu y khoa quốc tế đã phát hiện những người thường xuyên uống cà phê có lượng vi khuẩn đường ruột thuộc một loại nhất định cao hơn...
16:55 - 26/11/2024
16 lượt xem

Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để ổ dịch bạch hầu

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Cao Bằng; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc chủ động tăng cường công tác...
10:40 - 26/11/2024
184 lượt xem

Phát hiện giờ ăn giúp người 50 tuổi tránh bệnh tiểu đường

Gần đây khoa học liên tục phát hiện ra rằng không chỉ chất lượng và số lượng thực phẩm bạn ăn mà thời điểm ăn rất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe,...
10:55 - 26/11/2024
176 lượt xem

Tỉ lệ trầm cảm sau sinh tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

ABC News dẫn lại một nghiên cứu mới với hơn 440.000 người từ Kaiser Permanente Southern California, cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đã tăng gấp đôi trong...
07:26 - 26/11/2024
257 lượt xem

Bình Định ra văn bản khẩn sau 4 ca tử vong liên quan cúm A/H1pdm

Sở Y tế Bình Định đã ra văn bản khẩn đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm.
15:40 - 25/11/2024
633 lượt xem