190
/
117112
Xét nghiệm CEA để làm gì?
xet-nghiem-cea-de-lam-gi
news

Xét nghiệm CEA để làm gì?

Thứ 6, 24/09/2021 | 15:20:45
1,067 lượt xem

Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi một người đã được chẩn đoán ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi, giúp đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn.

Dấu ấn ung thư là gì?

Nhiều bệnh ung thư liên quan đến sự sản xuất bất thường một số phân tử có thể định lượng được trong huyết thanh. Các phân tử này gọi là dấu ấn ung thư hay chất chỉ điểm ung thư (Tumor markers). Một số dấu ấn ung thư đặc hiệu với chỉ một loại ung thư, tuy nhiên, số khác lại tăng trong nhiều loại ung thư khác nhau.

Phần lớn các dấu ấn ung thư cũng tăng trong các bệnh "không phải ung thư khác". Ví dụ: CEA có thể tăng gây dương tính giả trong: viêm phổi, khí phế thũng, viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, polyp trực tràng, bệnh vú lành tính...

CEA thường tăng trong ung thư đường tiêu hóa như: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụy, đại trực tràng, vú, buồng trứng, cổ tử cung, tuyến giáp.

Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, các dấu ấn ung thư này vẫn được sản xuất với nồng độ thấp ở các mô bình thường. Điểm khác biệt là, riêng các khối u sẽ sản xuất chúng với số lượng lớn. Do đó, ta có thể phân biệt u lành với u ác (ung thư) hoặc phát hiện ung thư qua việc xét nghiệm máu tìm các chất này.

Xét nghiệm CEA để làm gì? - 1

Dấu ấn ung thư CEA

Giới hạn bình thường của CEA là: 0-10 ng/ml. Nó là một thành phần của màng nhầy đại trực tràng.

Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (CEA), được mô tả lần đầu tiên bởi Gold và Freedman vào năm 1965, được chiết xuất từ khối u gan di căn từ ung thư đại tràng và từ đường tiêu hóa bình thường của thai nhi. Đây là một trong những kháng nguyên liên quan đến ung thư ở người được nghiên cứu rộng rãi nhất.

Việc đo lường CEA huyết thanh cho thấy hiệu quả đáng kể trong tiên lượng và quản lý những bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Chuỗi các giá trị xét nghiệm CEA có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh nhân ung thư sau điều trị: tiến triển, thuyên giảm hay tái phát.

Nồng độ CEA tăng kéo dài sau điều trị hoặc sau can thiệp phẫu thuật là dấu hiệu bệnh chưa được điều trị dứt điểm hoặc dấu hiệu bệnh tái phát. Trong khi đó, chuỗi nồng độ CEA giảm xuống mức bình thường cho thấy can thiệp điều trị thành công.

Nồng độ CEA cũng tăng trong huyết thanh những bệnh nhân không mắc các bệnh lý ác tính và những người nghiện thuốc lá nặng. Do đó, không nên sử dụng chỉ số CEA trong chẩn đoán ung thư hoặc trong sàng lọc các bệnh nhân không có triệu chứng.

Tỷ lệ các bệnh nhân ung thư có tăng CEA > 5ng/ml tùy theo các phủ tạng khác nhau nhưng thường dao động 50-70%. Giá trị CEA huyết tương ở người bình thường không hút thuốc lá thường <2,5 ng/ml, giá trị CEA ở người hút thuốc lá thường <5 ng/ml. Giá trị CEA trong các dịch chọc dò ở người không bị ung thư có giá trị gần như giá trị CEA trong huyết tương người bình thường.

Cụ thể, giá trị CEA dịch màng bụng ở người không ung thư là < 4,6 ng/mL, giá trị cắt là < 5,0 ng/ml, giá trị CEA dịch màng phổi ở người không ung thư có giá trị cắt là 2,4 ng/ml, giá trị CEA dịch não tủy ở người không ung thư là 1,53±0,38 ng/ml.

Xét nghiệm CEA để làm gì? - 2

Xét nghiệm CEA để làm gì?

Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi một người đã được chẩn đoán ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi. CEA sẽ được định lượng trước khi bắt đầu điều trị và sau đó được xét nghiệm theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn.

Đôi khi xét nghiệm CEA có thể được thực hiện khi nghi ngờ ung thư nhưng chưa được chẩn đoán. Đây không phải là một xét nghiệm sử dụng chung cho các ung thư vì CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên nó vẫn có thể được chỉ định để có thể cung cấp thêm thông tin cho chẩn đoán tùy bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.

Xét nghiệm CEA dịch cơ thể có thể được chỉ định để phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn đến các khoang trong cơ thể (ví dụ di căn lan rộng đến khoang phúc mạc, màng phổi hoặc não).

Bệnh nhân làm xét nghiệm CEA có thể dùng với 3 mục tiêu khác nhau là sàng lọc ung thư, theo dõi hiệu quả điều trị và theo dõi di căn  tái phát. Trong 3 mục tiêu thì mục tiêu theo dõi di căn tái phát chiếm tỷ lệ cao nhất, theo dõi kết quả điều trị xếp thấp nhất.

Giá trị của xét nghiệm CEA là định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị. CEA tăng không đồng nghĩa là bệnh nhân bị ung thư. Ngược lại CEA bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư vì có tới 30-50% các bệnh nhân ung thư dạ dày, ruột, vú, phổi, tuyến tụy... nhưng nồng độ CEA vẫn không cao.

Theo Hà An/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/xet-nghiem-cea-de-lam-gi-20210924094356433.

  • Từ khóa

Ăn cà tím có tác dụng không ngờ tới cholesterol

Cà tím chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Một lợi ích không phải ai cũng biết của cà tím là giúp giảm cholesterol trong máu.
12:42 - 24/04/2024
38 lượt xem

Đề xuất chi trả 100% bảo hiểm y tế cho một số trường hợp dù ‘vượt tuyến’

Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất quy định mức hưởng bảo hiểm y tế 100% cho một số trường hợp được khám, chữa bệnh tại cấp chuyên môn cao hơn mà không cần...
09:17 - 24/04/2024
126 lượt xem

5 nguyên nhân gây suy gan cấp tính không được phớt lờ

Suy gan cấp tính là tình trạng mà chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy gan cấp...
08:00 - 24/04/2024
153 lượt xem

Ba thức uống "thần kỳ" để giảm béo, mỡ máu, gan nhiễm mỡ

Nghiên cứu mới cho thấy một số đồ uống rất được ưa chuộng, có thể là chìa khóa để giảm béo phì và các vấn đề liên quan như rối loạn mỡ máu.
16:30 - 23/04/2024
555 lượt xem

Thói quen 'phá' dạ dày nhiều người mắc phải: Biết cách tránh để khỏi đau

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau dạ dày/bao tử. Đau dạ dày không chỉ gây ra các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, mà...
14:27 - 23/04/2024
574 lượt xem