190
/
113632
Uống nước chanh, gừng, sả như trên mạng có ngừa được COVID-19?
uong-nuoc-chanh-gung-sa-nhu-tren-mang-co-ngua-duoc-covid-19
news

Uống nước chanh, gừng, sả như trên mạng có ngừa được COVID-19?

Thứ 6, 23/07/2021 | 20:00:48
1,776 lượt xem

Nhiều ngày nay, các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ hàng trăm bài viết về việc nấu nước chanh, sả, gừng để uống có thể ngừa được COVID-19, nhiều người chia sẻ công thức với nhiều cách nấu khác nhau mà chưa được kiểm chứng.

Uống nước chanh, gừng, sả như trên mạng có ngừa được COVID-19? - Ảnh 1.

Nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội chia sẻ về cách uống chanh, gừng, sả có thể ngừa được COVID-19 - Ảnh: Chụp màn hình

Bác sĩ Phạm Ánh Ngân - Bệnh viện Đại học Y dược, cơ sở 3 (TP.HCM) - cho biết qua thông tin việc sử dụng chanh, sả, gừng để uống và xông mũi họng có tác dụng ngăn ngừa virus đã khiến người dân tập trung mua những loại thực phẩm này, tạo sự thiếu hụt hàng hóa, giá các loại này tăng cao gấp 2 - 3 lần so với bình thường, và việc sử dụng sai cách cũng đem lại nhiều phản ứng có hại.

Hiện nay, ngoại trừ các vắc xin được cấp phép sử dụng, chưa có khuyến cáo về thuốc, thức ăn nào có khả năng dự phòng COVID-19.

Trong danh sách thuốc điều trị nhiễm COVID-19, cũng không có khuyến cáo dành cho các loại vitamin, hoặc thực phẩm như chanh, gừng, sả. Việc sử dụng chanh, gừng, sả hay bổ sung các loại vitamin nhiều lần trong ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.

Chanh (Citrus aurantifolia) chứa hàm lượng lớn vitamin C và các vitamin khác như B1… Tuy nhiên, vị chua từ chanh gây ảnh hưởng đến người có bệnh lý dạ dày do tăng lượng acid. Việc uống nhiều nước chanh với lượng vitamin C sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần, khiến người mệt mỏi.

Sả (Cymbopogon nardus Rendl) và sả chanh (Cymbopogon flexuosus. Stapf) có thành phần chủ yếu là tinh dầu. Sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Tinh dầu sả giúp hỗ trợ tiêu hóa, khai vị.

Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sả như nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản, nóng và đổ ghèn hai mắt. Việc nấu nước sả với đường phèn nếu sử dụng lượng nhiều sẽ tăng cảm giác khát nước, nguy cơ tăng đường huyết ở những người có bệnh lý về rối loạn đường huyết.

Gừng tươi (Zingiber offcinale Rosc) dùng chữa ngoại cảm, bụng đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm sinh ho. Khi sử dụng nhiều gừng, ảnh hưởng từ tính cay nóng của gừng cũng sẽ tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến người dùng bị táo bón, đi cầu cảm giác nóng rát hậu môn.

Bác sĩ Ngân cho biết việc sử dụng các loại thực phẩm như chanh, gừng, sả nên được đưa về mức hài hòa như thói quen ăn uống hằng ngày, có thể sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm. Không nên nấu riêng các loại gừng sả để uống liên tục trong ngày.

Nếu trà gừng, trà cam sả hoặc nước sả là một thức uống quen thuộc của gia đình, chỉ nên uống xen kẽ trong tuần, không thay thế nước lọc. Trong tuần có thể bổ sung 2-3 ly nước cam/chanh, kèm theo việc ăn các loại rau trái, là đủ để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nếu sử dụng vitamin C dạng viên sủi, không dùng quá 2.000mg/ngày và không dùng liên tục trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Ngân cho biết trong giai đoạn chống dịch hiện nay, chúng ta cố gắng giữ mình bình tĩnh trước những thông tin tư vấn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, kể cả các thực phẩm chức năng, cũng như lắng nghe đáp ứng của cơ thể với các loại thực phẩm, để duy trì sức khỏe và tinh thần ổn định.

Theo Thu Hiền/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/uong-nuoc-chanh-gung-sa-nhu-tren-mang-co-ngua-duoc-covid-19-20210723093125257.htm

  • Từ khóa

Phát hiện sức mạnh tiềm ẩn của trứng đối với ung thư

Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chất dinh dưỡng phổ biến có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u và làm cho thuốc điều trị ung thư hoạt động tốt...
15:59 - 06/05/2024
270 lượt xem

Người Việt ít đi bộ, giới văn phòng chỉ 600 bước/ngày: Do quá bận rộn hay lười vận động?

“Làm ngày 8 tiếng, về nhà còn con cái, cơm nước, làm gì còn thời gian mà tập thể dục” hay “Suốt ngày tăng ca, công việc áp lực, thời gian làm việc không...
15:45 - 06/05/2024
268 lượt xem

Tự uống thuốc chống đông máu, coi chừng lợi bất cập hại

Sau khi có thông tin AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp là hình thành cục máu đông, nhiều người dân hoang...
15:05 - 06/05/2024
296 lượt xem

Trẻ em ôn thi cần ăn thực phẩm gì để bổ não, nhớ lâu?

Các cuộc thi học kỳ, cuối cấp... đang gần đến. Trẻ cần ăn những thực phẩm gì để bổ não, nhớ lâu, có khả năng tập trung học?
11:50 - 06/05/2024
345 lượt xem

Uống sữa lúc nào là tốt nhất để ngừa đau tim, đột quỵ?

Sữa là thực phẩm nổi tiếng giàu canxi, và nhiều người có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ.
09:10 - 06/05/2024
425 lượt xem