190
/
107824
5 thói quen hằng ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
5-thoi-quen-hang-ngay-co-the-dan-den-benh-tieu-duong
news

5 thói quen hằng ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường

Thứ 2, 12/04/2021 | 15:15:06
1,237 lượt xem

Đảm bảo rằng bạn không mắc phải những lỗi phổ biến này.

Loại bỏ căng thẳng là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh tiểu đường là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ, và nếu bạn nghĩ mình không có nguy cơ mắc bệnh, hãy xem xét các thói quen hằng ngày của bạn.

Bạn có bắt đầu mỗi giờ nghỉ trưa với một lon nước ngọt trên tay không? Bạn đã ở trên ghế bao nhiêu giờ trong một ngày?

Dưới đây là những thói quen hằng ngày khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, do các bác sĩ cho biết, theo Eat This, Not That!

1. Không uống đồ uống có hàm lượng fructose cao

Tiến sĩ Deena Adimoolam, một bác sĩ nội tiết được đào tạo tại Yale, chuyên về bệnh tiểu đường, thực phẩm làm thuốc và sức khỏe trao đổi chất, cho biết: “Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống (đặc biệt là nước ngọt) với xi rô ngô có hàm lượng fructose cao là thói quen xấu số 1”.

"Chúng tôi biết rằng xi rô ngô có hàm lượng fructose cao dẫn đến tình trạng kháng insulin trở nên tồi tệ hơn (và kết quả là lượng đường trong máu cao hơn) có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2", tiến sĩ Adimoolam nói thêm.

Lưu ý: "Đọc nhãn dinh dưỡng và chọn thực phẩm/đồ uống không có thêm đường như xi rô ngô fructose cao hoặc tốt hơn là… bạn uống nước!", tiến sĩ Leo Nissola, một nhà khoa học trị liệu và nghiên cứu miễn dịch học nói.

Tiến sĩ Nissola nói thêm: “Từ bỏ một lon Coke vào bữa trưa và bữa tối có thể mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn, bao gồm ngăn ngừa quá tải đường, béo phì và tiểu đường.

"Hãy nhớ rằng khi ăn, cơ thể bạn đang tìm kiếm chất dinh dưỡng hơn bất cứ thứ gì khác. Hãy tránh uống nước ngọt và thay vào đó hãy uống nước khoáng có ga (sparkling water)", tiến sĩ Nissola nói.

2. Cẩn thận với "đường bổ sung"

Đường bổ sung có thể được ẩn trong mọi thứ, từ nước sốt mì Ý đến nhiều nhãn hiệu bánh mì nổi tiếng. Ngay cả nước trái cây "lành mạnh" cũng có thể có thêm đường; ngay cả nhiều loại nước trái cây không đường cũng có… đường. Tiến sĩ Nissola nói: “Điều quan trọng đối với người dân nói chung là phải hiểu rằng nước ép trái cây không phải là vô hại. Thông thường, nước trái cây ở các địa điểm ăn uống được đóng hộp, có lượng đường cao và được đóng gói với chất bảo quản".

Tiến sĩ Nissola nói: "Tránh xa đường bổ sung". Và hãy ăn trái cây của bạn, đừng uống nước ép trái cây.

3. Hãy cẩn thận khi bạn thiếu hoạt động

Tiến sĩ Adimoolam cho biết: “Một số hoạt động thể chất hằng ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Hoạt động hằng ngày thậm chí có thể giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn".

Lưu ý: "Bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng quan trọng dù là đi dạo hay chạy bình thường", tiến sĩ Adimoolam nói.

4. Loại bỏ căng thẳng

Tiến sĩ Adimoolam nói: “Căng thẳng có nhiều tác động đến cơ thể của chúng ta. Căng thẳng mạn tính trong nhiều tháng có thể dẫn đến kháng insulin dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2".

Lưu ý: "Tập trung vào việc giảm căng thẳng thông qua thiền định hoặc tập thể dục hoặc âm nhạc hoặc thực hiện một hoạt động mà bạn yêu thích!", tiến sĩ Adimoolam cho biết.

5. Hãy giảm cân về mức bình thường

Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho biết: “Bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 nếu bạn không hoạt động thể chất và thừa cân hoặc béo phì. Trọng lượng tăng thêm đôi khi gây ra kháng insulin và thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Vị trí của mỡ trong cơ thể cũng tạo ra sự khác biệt. Mỡ bụng tăng thêm có liên quan đến kháng insulin, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim và mạch máu".

6. Một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn

Gien, đột biến gien, thuốc men và các yếu tố khác đều có thể đóng một vai trò trong việc phát triển bệnh tiểu đường.

NIH cho biết: “Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn, hệ thống chống nhiễm trùng của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy. Các nhà khoa học cho rằng bệnh tiểu đường loại 1 là do gien và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như virus, có thể gây ra bệnh".

Trong khi đó, bệnh tiểu đường loại 2 - dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất - do một số yếu tố gây ra, bao gồm cả yếu tố lối sống và gien, theo Eat This, Not That!

Theo Khuê Nguyễn/Thanh Niên

https://thanhnien.vn/suc-khoe/5-thoi-quen-hang-ngay-co-the-dan-den-benh-tieu-duong-1366042.html

  • Từ khóa

Tỉ lệ trầm cảm sau sinh tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

ABC News dẫn lại một nghiên cứu mới với hơn 440.000 người từ Kaiser Permanente Southern California, cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đã tăng gấp đôi trong...
07:26 - 26/11/2024
36 lượt xem

Bình Định ra văn bản khẩn sau 4 ca tử vong liên quan cúm A/H1pdm

Sở Y tế Bình Định đã ra văn bản khẩn đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm.
15:40 - 25/11/2024
430 lượt xem

Phát hiện mới về loại bánh mì tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư

Trong nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Current Developments in Nutrition, các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu xem việc tiêu thụ...
14:51 - 25/11/2024
443 lượt xem

4 nguyên nhân ít ai ngờ tới gây đau lưng dưới

Đau lưng dưới là một trong những loại đau nhức cơ thể phổ biến nhất. Những cơn đau này có thể chỉ âm ỉ, gây khó chịu nhưng cũng có lúc dữ dội, ảnh hưởng...
11:45 - 25/11/2024
508 lượt xem

Bé gái mắc bạch hầu tử vong sau cả tuần ốm sốt vẫn đi học

Bé gái ở xã Thạch Lâm, H.Bảo Lâm, Cao Bằng bị ho sốt, dùng thuốc tại nhà và đi học bình thường. Sau 1 tuần không khỏi, bệnh nhân tử vong, được xác định...
08:11 - 25/11/2024
596 lượt xem