Gan là bộ phận rất quan trọng nhận nhiệm vụ phân loại, chuyển hóa và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau, gan rất dễ bị tổn thương gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Gan có chức năng đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Gan phải làm việc liên tục vì cơ thể tiếp xúc rất thường xuyên với các chất độc hại. Sẽ rất nguy hiểm nếu các chất độc tích tụ lại trong các tế bào chất béo ở quanh vùng bụng khiến gan bị quá tải.
Các chuyên gia khuyến cáo cần tránh những loại thực phẩm dưới đây để bảo vệ lá gan:
Thức ăn ôi thiu, mốc
Trong quá trình bảo quản, khó tránh khỏi việc rau quả bị thối rữa, hư hỏng. Tuy nhiên, có trường hợp rau quả chỉ hỏng một phần, nên nhiều người chọn cách cắt bỏ phần hỏng và ăn phần còn lại. Tuy nhiên, biện pháp này lại khiến chúng ta vô tình rước bệnh vào người, bởi một khi thực phẩm thối rữa nghĩa là độc tố aflatoxin trong thực phẩm đã tích tụ rất nhiều. Phần thực phẩm mà chúng ta nghĩ là còn sử dụng được thực chất đã bị ngấm aflatoxin. Khi vào cơ thể, aflatoxin sẽ phá hủy lớp bảo vệ của gan, gây tổn thương gan. Aflatoxin còn được đánh giá là độc chất gây ung thư gan hàng đầu.
Thực phẩm có quá nhiều chất béo
Nội tạng động vật là loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
"Trung tâm giải độc" trong cơ thể con người là gan. Nói như vậy bởi vì tất cả các chất được cơ thể con người hấp thụ sẽ đi vào gan và được tế bào gan phân hủy để tách các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Sau đó các chất dinh dưỡng còn lại được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau thông qua hệ tuần hoàn máu.
Mặc dù chất béo là 1 trong 3 chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể con người nhưng nếu tích tụ quá nhiều sẽ tạo thành mỡ thừa và dẫn đến gan nhiễm mỡ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe gan mà còn làm tăng gánh nặng cho gan trong quá trình làm việc.
Thực phẩm có nhiều chì
Thực phẩm có nhiều chì có thể kể đến là trứng bách thảo. Ngoài ra, các loại thực phẩm đóng hộp cũng có thể nhiễm chì. Chì sẽ gây ức chế quá trình sản sinh các enzym sinh học trong cơ thể và gây tác động tiêu cực cho gan, thận. Thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc chì. Do đó, chúng ta không nên lạm dụng các thực phẩm có chứa nhiều chì như đã đề cập, đặc biệt là với trẻ em.
Để gan khỏe mạnh, chúng ta cần áp dụng các biện pháp sau:
Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn
Ngủ đủ giấc góp phần tăng cường sức khỏe của gan. Ban đêm còn được gọi là khoảng thời gian để gan hồi phục. Nguyên do là bởi lượng máu tiêu thụ của cơ thể sẽ trở nên rất thấp khi ngủ vào ban đêm, và lượng máu có thể được lưu trữ trong gan nhiều hơn.
Việc cung cấp máu đầy đủ có thể làm cho quá trình trao đổi chất của gan diễn ra mạnh mẽ hơn, có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và tái tạo tế bào gan, từ đó sửa chữa các tổn thương tốt hơn.
Tăng cường uống nước
Uống đủ nước là nền tảng sức khỏe của gan. Khi cơ thể đủ nước quá trình trao đổi chất và giải độc của gan được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung các dưỡng chất có lợi cho gan vào nước sẽ mang đến tác dụng tốt hơn.
Kiên trì tập thể dục
Kiên trì tập thể dục 3-4 lần mỗi tuần sẽ rất có ích cho sức khỏe của gan.
Những người kiên trì tập thể dục thì khả năng trao đổi chất của cơ thể mạnh hơn, chất độc trong cơ thể được đào thải ra ngoài nhanh hơn, quá trình phân hủy và tiêu thụ lipid mạnh mẽ hơn, khả năng gan bị tổn thương từ đó sẽ giảm đi.
Theo Minh Nhật/Dân trí (Tổng hợp)
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuong-xuyen-an-3-mon-nay-la-gan-se-som-keu-cuu-20210406210509583.htm