190
/
104565
Lưu ý không được bỏ qua khi cho trẻ uống sữa đậu nành
luu-y-khong-duoc-bo-qua-khi-cho-tre-uong-sua-dau-nanh
news

Lưu ý không được bỏ qua khi cho trẻ uống sữa đậu nành

Thứ 3, 02/02/2021 | 14:51:44
1,009 lượt xem

Khi nào trẻ có thể uống sữa đậu nành?

Trẻ trên 12 tháng tuổi mới nên uống sữa đậu nành. Đồ họa: Hồng Nhật

Trẻ em trên 12 tháng tuổi mới nên uống sữa đậu nành. Đồ họa: Hồng Nhật

Trên 12 tháng là độ tuổi phù hợp nhất để bé sử dụng sữa đậu nành.

Ở độ tuổi nhỏ hơn, các chuyên gia khuyến nghị nên để cho bé được cung cấp dưỡng chất từ sữa mẹ. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt, chưa thể tiêu hóa được toàn bộ những chất có trong sữa đậu nành. Ngoài ra, việc uống sữa đậu nành cũng làm giảm lượng sữa hấp thụ từ sữa mẹ.

Đun chín sữa đậu nành trước khi cho trẻ uống

Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và vi khuẩn bị nhiễm trong quá trình chế biến, do đó cần đun sôi kỹ sữa đậu nành trước khi cho trẻ uống để tránh gây ra các vấn đề xấu cho đường tiêu hóa của trẻ như buồn nôn đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Không uống sữa đậu nành khi đói

Cho bé uống sữa đậu nành khi dạ dày trống rỗng sẽ làm cho các protein trong sữa bị biến đổi thành nhiệt lượng và được tiêu thụ trong cơ thể mà mất tác dụng dinh dưỡng.

Nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột trước khi uống sữa. Bởi, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn.

Không uống quá nhiều sữa đậu nành

Các chuyên gia của trường Đại học Y Harvard khuyến cáo trẻ em chỉ nên uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày. Nếu cho trẻ uống quá nhiều sẽ dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Sữa đậu nành không thể thay thế hoàn toàn cho sữa bò hay sữa mẹ

Uống sữa đậu nành thay thế hoàn toàn sữa bò sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi, một chất quan trọng để bé phát triển xương, răng, cơ và hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, hàm lượng protein, vitamin A, folate và kẽm trong sữa đậu nành cũng thấp hơn so với sữa bò, đặc biệt không chứa vitamin B12.

Do đó, cha mẹ nên cho bé sử dụng thêm các loại sữa trên hoặc bổ sung những chất dinh dưỡng mà sữa đậu nành thiếu hụt qua các loại thực phẩm khác như rau xanh và trái cây.

Theo Hồng Nhật/Lao động (T/H) 

https://laodong.vn/suc-khoe/luu-y-khong-duoc-bo-qua-khi-cho-tre-uong-sua-dau-nanh-873738.ldo

  • Từ khóa

Bình Định ra văn bản khẩn sau 4 ca tử vong liên quan cúm A/H1pdm

Sở Y tế Bình Định đã ra văn bản khẩn đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm.
15:40 - 25/11/2024
312 lượt xem

Phát hiện mới về loại bánh mì tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư

Trong nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Current Developments in Nutrition, các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu xem việc tiêu thụ...
14:51 - 25/11/2024
313 lượt xem

4 nguyên nhân ít ai ngờ tới gây đau lưng dưới

Đau lưng dưới là một trong những loại đau nhức cơ thể phổ biến nhất. Những cơn đau này có thể chỉ âm ỉ, gây khó chịu nhưng cũng có lúc dữ dội, ảnh hưởng...
11:45 - 25/11/2024
388 lượt xem

Bé gái mắc bạch hầu tử vong sau cả tuần ốm sốt vẫn đi học

Bé gái ở xã Thạch Lâm, H.Bảo Lâm, Cao Bằng bị ho sốt, dùng thuốc tại nhà và đi học bình thường. Sau 1 tuần không khỏi, bệnh nhân tử vong, được xác định...
08:11 - 25/11/2024
467 lượt xem

Cảnh báo tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân tăng cao tại Việt Nam

Sáng 24/11, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Thuế...
07:47 - 25/11/2024
497 lượt xem