190
/
104245
Thực hư ăn khoai lang mọc mầm có hại cho sức khoẻ
thuc-hu-an-khoai-lang-moc-mam-co-hai-cho-suc-khoe
news

Thực hư ăn khoai lang mọc mầm có hại cho sức khoẻ

Thứ 4, 27/01/2021 | 12:44:58
798 lượt xem

Khi khoai lang mọc mầm, những giá trị dinh dưỡng không còn nhiều nữa. Thậm chí khi ăn phải có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Nếu bạn để khoai lang quá lâu, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt thì khoai lang rất dễ bị mọc mầm. Về bản chất, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên vẫn có thể chế biến bình thường. Nhưng trước khi sử dụng, hãy gọt bỏ đi phần mọc mầm rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 30 phút để làm tan một số chất không có lợi.

Xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn quá nhiều vitamin và khoáng chất như trước nữa, mùi vị của chúng cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.

Khoai lang mọc mầm không có độc nhưng cũng không còn nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh: N.L)

Khoai lang mọc mầm không có độc nhưng cũng không còn nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: N.L

Mặc dù khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng chúng rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Những loại nấm mốc sinh sản ở trên khoai lang sẽ có những đốm nâu hoặc đen.

Nếu bạn quan sát trên củ khoai lang xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đen thì rất có khả năng củ khoai đó đã bị nhiễm độc tố do nấm mốc, điển hình là ipomeamarone. Chất này khiến cho củ khai bị đắng (hà), khiến người ăn phải bị nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt,... Bởi vậy, những người có đường tiêu hoá yếu như người già, trẻ nhỏ thì không nên ăn khoai mọc mầm.

Những loại rau củ không nên ăn khi mọc mầm

Đứng đầu trong danh sách rau củ quả mọc mầm không nên ăn chính là khoai tây. Chất độc solanine có trong mầm khoai tây (mầm xanh lá) cao gấp 50 lần ở khoai tây bình thường, vượt xa tiêu chuẩn cho phép.

Độc tố có trong mầm của khoai tây cao gấp 50 lần khoai tây bình thường (ảnh: Xinhua)

Độc tố có trong mầm của khoai tây cao gấp 50 lần khoai tây bình thường. Ảnh: Xinhua

Hạt đậu phộng (hạt lạc) khi nảy mầm thì bạn cũng tuyệt đối không nên ăn chúng bởi nó có thể gây ung thư. Đậu phộng bị mốc hoặc mọc mầm sẽ sản sinh ra một lượng lớn độc tố aflatoxin. Đây chính là chất có thể gây bệnh ung thư gan, đã được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo.

Củ sắn khi mọc mầm sẽ trở thành một loại củ rất độc. Chất đọc trong củ sắn mọc mầm có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, nôn ói, đau tức ngực hay thậm chí là gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, khi chế biến củ sắn bạn cũng nên gọt bỏ vỏ kĩ càng, cắt bỏ đi 2 phần đầu củ và ngâm trong nước vo gạo ít nhất 1 tiếng trước khi chế biến.

Theo Tuệ Nhi/Lao động (T/H) 

https://laodong.vn/suc-khoe/thuc-hu-an-khoai-lang-moc-mam-co-hai-cho-suc-khoe-874526.ldo

  • Từ khóa

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
417 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
492 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
555 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
605 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
950 lượt xem