190
/
103944
Cách sử dụng bột ngọt hợp lý để tránh ảnh hưởng sức khoẻ
cach-su-dung-bot-ngot-hop-ly-de-tranh-anh-huong-suc-khoe
news

Cách sử dụng bột ngọt hợp lý để tránh ảnh hưởng sức khoẻ

Thứ 5, 21/01/2021 | 10:43:37
599 lượt xem

Bột ngọt, hay còn gọi là gia vị Umami, giúp góp phần mang lại vị ngon cho món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng gia vị này trong chế biến món ăn hằng ngày như thế nào là hợp lý vẫn khiến nhiều người băn khoăn.

Ở nhiệt độ đun nấu thông thường, bột ngọt không biến thành chất có hại nên có thể dùng vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn, tùy món ăn và thói quen nêm nếm của từng người.

Liều lượng bột ngọt dùng hàng ngày là bao nhiêu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, nên sử dụng dưới 5g muối (gần một muỗng cà phê muối) một ngày và cơ quan Quản lý Thực phẩm Anh khuyến nghị phụ nữ không ăn quá 50g và nam giới không ăn quá 70g đường đơn mỗi ngày. Còn đối với bột ngọt, hiện nay không có quy định hay khuyến nghị về liều dùng hàng ngày.

Cụ thể, Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (JECFA), Ủy ban khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF) xác nhận bột ngọt là gia vị an toàn với liều dùng hàng ngày "không xác định". Trong thông tư của Bộ Y tế, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hàng ngày.

Liều dùng hàng ngày không xác định nghĩa là không có quy định mỗi người hàng ngày được dùng bao nhiêu gram bột ngọt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc sử dụng chất điều vị là được phép nhưng phải có giới hạn nhất định. Nếu cho bột ngọt vào thức ăn chỉ được chiếm tỉ lệ 10g/1kg sản phẩm, tức 1% mà thôi.

Trẻ em có nên sử dụng bột ngọt?

Trong sữa mẹ có hàm lượng glutamate (thành phần chính của bột ngọt) dồi dào, trong mỗi 100ml sữa mẹ chứa 2.700mg. Do đó, kể cả trẻ em cũng đã hấp thụ glutamate tự nhiên thông qua sữa mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Về góc độ an toàn, bột ngọt đã được Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (JECFA); Ủy ban khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF); Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (US FDA); Bộ Y tế, Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản và Bộ Y tế Việt Nam đánh giá là một phụ gia thực phẩm có tính an toàn.

Hơn nữa, theo JECFA, quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt.

Nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các giai đoạn phát triển như giai đoạn bào thai, bú sữa mẹ. Nghĩa là người mẹ mang thai hoặc cho con bú sử dụng bột ngọt không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cũng như giai đoạn sau cai sữa và ăn thực phẩm. Có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ em.

Theo Lâm Anh - Bảo Bình/ Lao Động

https://laodong.vn/suc-khoe/cach-su-dung-bot-ngot-hop-ly-de-tranh-anh-huong-suc-khoe-872376.ldo

  • Từ khóa

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
262 lượt xem

Nắng nóng gay gắt: Làm gì để bảo vệ sức khỏe, hạn chế sốc nhiệt?

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, người dân cần hạn chế ra đường trong những khung giờ cao điểm, bổ sung đủ nước, không chuyển môi trường đột ngột từ...
15:30 - 02/05/2024
276 lượt xem

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

Việc giảm cân nhanh theo "thần dược" quảng cáo trên mạng chẳng những không giải quyết tận gốc mà còn đem lại nhiều hệ lụy
11:30 - 02/05/2024
392 lượt xem

Phát hiện lượng chì và urani cao bất thường ở thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử đang khiến thanh thiếu niên tiếp xúc nhiều hơn với chì và urani, những chất có thể ảnh hưởng xấu đến não, thận, phổi...
07:36 - 02/05/2024
466 lượt xem

Loại cá nhiều DHA như cá hồi nhưng rẻ và sẵn có hơn

Từ lâu các món ăn từ loại cá này luôn được nhiều người yêu thích. Mỗi 100g thịt cá chứa khoảng 1,3-1,8g DHA.
10:01 - 01/05/2024
989 lượt xem