So với táo tàu, hàm lượng vitamin C của táo ta cao hơn đến 100 lần. Có thể nói hàm lượng vitamin C trong táo ta là đứng đầu trong các loại quả.
Táo - vị thuốc trong y học cổ truyền
Sách của Trung Quốc cổ xưa chuyên viết về nông nghiệp từng ghi táo là loại quả có nhiều chất bổ. Y học cổ truyền kết luận táo có tác dụng dưỡng tì khí, bình vị khí, thông cửu khiếu, bổ khí, sinh tân dịch. Trong nhiều thang thuốc chữa ngoại cảm, nội thương thường có táo (táo tàu).
Phụ nữ tứ tuần, tuổi hồi xuân hay bị sốt cao, đổ mồ hôi, hay hồi hộp hoặc bị bệnh tâm thần khi khóc lúc cười, thiếu máu, suy nhược thần kinh thì thang thuốc "Cam mạch đại táo" gồm 10 quả táo tàu, 30g tiểu mạch, 10g cam thảo có tác dụng an thần.
Ảnh minh họa.
Theo Y học cổ truyền, táo tàu có vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng bổ máu, kiện tì, chữa khỏi đau bụng đi lị, loạn nhịp tim, huyết hư khô héo… Nhân hạt táo chua cũng là vị thuốc an thần dễ ngủ, hạ huyết áp.
Một nhà khoa học người Anh từng thử nghiệm kết quả thấy bệnh nhân trên giường bệnh thường xuyên ăn táo, sức khỏe phục hồi nhanh hơn bệnh nhân chỉ đơn thuần chữa bệnh bằng thuốc.
Táo ta chứa nhiều vitamin C hơn cả cam, quýt
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, táo ta quả nhỏ hơn táo các nước Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên… nhưng cũng rất giàu dinh dưỡng. Chất đường trong táo có từ 20%- 40%.
100g táo ta sẽ có 400 - 600 vitamin C, cao hơn 7-10 lần lượng vitamin C trong cam, quýt. So với táo Trung Quốc, hàm lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn đến 100 lần. Có thể nói hàm lượng vitamin C trong táo ta là đứng đầu trong các loại quả.
Ngoài ra, trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quýt, trong cam. Táo ta còn có các chất dinh dưỡng khác như albumin, chất béo, sắt, magie, kali…
Theo Viện Dược liệu, táo ta có tác dụng an thần. Nhân hạt chữa hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, miệng khô, ra nhiều mồ hôi. Theo đó, ngày 1- 2g (nhân sao đen 6-12g) dạng thuốc bột, viên hoặc sắc. Lá táo cũng chữa ho, hen, theo công thức ngày 20- 40g lá sao vàng, dạng sắc. Lá đắp ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Về thành phần hóa học, quả táo chứa vitamin C, acid betulinic và betulin. Nhân hạt có saponin và phytosterol. Lá chứa rutin và quercetin.
Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành collagen, tổng hợp carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa hormon, khử độc, là chất chống oxy hóa, giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và acid folic. Ngoài ra, nó còn có chức năng chống dị ứng, tăng cường miễn dịch, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid. Vitamin C cần cho chuyển đổi thành acid mật, liên quan đến giải độc.
Theo Hà An/Dân trí
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tao-ta-vua-re-vua-tot-cho-suc-khoe-ban-khong-nen-lang-phi-20210105102651983.htm#dt_source=Cate_SucKhoe&dt_campaign=Cover&dt_medium=1