190
/
100420
Lý do gia đình 3 người cùng mắc ung thư
ly-do-gia-dinh-3-nguoi-cung-mac-ung-thu
news

Lý do gia đình 3 người cùng mắc ung thư

Thứ 6, 13/11/2020 | 07:00:13
191 lượt xem

Hiện tượng ung thư gia đình ngày càng phổ biến. Nếu một thành viên bị ung thư, xác suất những người khác trong nhà mắc bệnh cũng cao hơn. Nhiều bệnh ung thư không lây nhưng tại sao lại có hiện tượng này?

Gia đình Chen Binbin sống ở thành phố Nhạc Thanh (Chiết Giang, Trung Quốc). Mẹ của anh Chen bị ung thư phổi nhiều năm nên gia đình phải bỏ gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm để chữa bệnh.

Lý do gia đình 3 người cùng mắc ung thư

Thói quen dùng đũa gắp đồ trong đĩa chung dễ gây bệnh. Ảnh minh họa: Thrillist

Cách đây 2 tháng, vợ của anh Chen bị chẩn đoán bệnh bạch cầu. Cùng thời điểm này, anh Chen ngày càng gầy ốm nhưng nghĩ đó là hậu quả của áp lực. Tuy nhiên, anh bị ốm kéo dài hơn một tháng, khi đi khám phát hiện ung thư phổi đã di căn.

Ngoài yếu tố gen, ung thư cũng có nhiều nguyên do khác dẫn tới tình trạng nhiều người cùng nhà dễ mắc bệnh:

Lối sống: Nếu một gia đình ăn chung trong nhiều năm, chế độ ăn uống và lối sống dần tương tự. Lúc này, các thành viên rất dễ mắc cùng nguyên nhân gây bệnh. 

Những nhà có nhiều người mắc ung thư thực quản hay ăn đồ chua, cay nóng. Thói quen đó sẽ khiến niêm mạc thực quản viêm nhiễm, dần phát triển thành ung thư.

Nhiễm trùng: Ung thư không lây nhưng vi trùng gây ra một số bệnh ung thư có thể lây. Ví dụ, Helicobacter pylori có thể lây truyền qua nước bọt và các bữa ăn chung. Nếu một người nào đó trong gia đình mang vi khuẩn Helicobacter pylori và cả nhà thường ăn chung với nhau, các thành viên khác dễ bị lây nhiễm, gây ra các bệnh về dạ dày.

Tác động của môi trường: Nếu trong gia đình có người hút thuốc thì các thành viên khác chắc chắn sẽ bị khói thuốc tác động, nguy cơ ung thư phổi sẽ tăng lên rất nhiều.

Lý do gia đình 3 người cùng mắc ung thư

Cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh minh họa: Goodtherapy

Ảnh hưởng của cảm xúc: Những cảm xúc tiêu cực bị gọi là "tính cách ung thư" dễ dẫn đến các bệnh khác nhau. Các thành viên không hòa thuận, nhất là tình cảm vợ chồng căng thẳng, sẽ gây ra bệnh “ung thư gia đình”.

Yếu tố di truyền: Mặc dù cơ chế sinh bệnh của ung thư chưa rõ ràng nhưng di truyền là một nguy cơ. Ung thư phổi, bệnh bạch cầu và u nguyên bào võng mạc có khuynh hướng di truyền nhất định.

Cách ngăn ngừa

- Thay đổi lối sống: Trước hết, mọi người phải chú ý đến vấn đề ăn uống, cố gắng không tiêu hóa thực phẩm để lâu, chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh sạch sẽ.

- Cải thiện môi trường trong nhà: Ngôi nhà là nơi chúng ta dành nhiều thời gian nhất trong cuộc đời. Bởi vậy, bạn phải lựa chọn vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Không gian sống cần thông thoáng, kiểm soát khói nấu ăn trong bếp, không hút thuốc tại nhà.

- Điều chỉnh cảm xúc: Một số điều không vui chắc chắn sẽ xảy ra trong cuộc sống, nhưng bạn đừng mang những cảm xúc tiêu cực đến với gia đình. Nếu trong nhà có bất ổn, hãy trao đổi kịp thời, tìm giải pháp dung hòa.

Tầm soát ung thư thường xuyên: Nếu một người trong nhà bị ung thư thì tốt nhất những người khác nên tầm soát ung thư định kỳ.

Theo An Yên/ Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/ly-do-gia-dinh-3-nguoi-cung-mac-ung-thu-688021.html


  • Từ khóa

AstraZeneca thu hồi vắc xin COVID-19: Việt Nam còn bao nhiêu liều?

Hãng dược AstraZeneca vừa thông tin vắc xin COVID-19 do hãng nghiên cứu và sản xuất sẽ rút giấy phép, thu hồi toàn bộ vắc xin trên toàn thế giới. Trước...
11:00 - 08/05/2024
13 lượt xem

Trung Quốc: Cơ chế bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột do béo phì

Chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) được coi là yếu tố nguy cơ đối với sự tiến triển của một số căn bệnh ung thư, phần lớn là do những tác động gây phá vỡ của...
11:16 - 08/05/2024
0 lượt xem

AstraZeneca thu hồi một loại vắc xin Covid-19 trên toàn cầu

AstraZeneca cho biết quyết định thu hồi vắc xin Covid-10 mang tên Vaxzevria là hoàn toàn mang tính thương mại vì vắc xin này đã được thay thế bằng các sản...
09:00 - 08/05/2024
82 lượt xem

Nguyên nhân thường gặp khiến người Việt dễ mắc bệnh tim mạch

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại VN, theo kết quả một số điều tra, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1 - 9,4 gr muối trong một ngày, cao...
07:34 - 08/05/2024
98 lượt xem

Tầm soát để sớm phòng bệnh tan máu bẩm sinh

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra hàng năm mắc bệnh và mang gen bệnh,...
16:37 - 07/05/2024
447 lượt xem