19
/
93361
Hình ảnh Việt Nam trong phim: Chúng ta phải tự kể câu chuyện của mình
hinh-anh-viet-nam-trong-phim-chung-ta-phai-tu-ke-cau-chuyen-cua-minh
news

Hình ảnh Việt Nam trong phim: Chúng ta phải tự kể câu chuyện của mình

Thứ 2, 22/06/2020 | 14:08:07
393 lượt xem

"Nếu bạn đã bỏ ra 18 tiếng để xem loạt phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns về chiến tranh Việt Nam, cộng thêm hai tiếng rưỡi để xem Da 5 Bloods, tôi biết bạn có thể đọc một cuốn sách (cùng chủ đề) được một nhà văn Việt Nam hay Mỹ viết.

Bao giờ cho đến tháng Mười - bộ phim chiến tranh và hậu chiến gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả trong nước và quốc tế - Ảnh tư liệu 

Đó là một đoạn ngắn suy nghĩ được nhà văn Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt viết trên trang cá nhân của mình về chủ đề về "người Việt Nam bên lề" trong phim ảnh của Hollywood nhân bộ phim Da 5 Bloods của đạo diễn Spike Lee gây tranh cãi khi vừa ra mắt

Trong khi hình ảnh người Việt qua các phim về đề tài chiến tranh Việt Nam của Hollywood và nước ngoài được xây dựng đầy khuôn mẫu, cũ kỹ, thậm chí lệch lạc (Người Việt “vô nhân dạng” trong mắt đạo diễn nước ngoài? Tuổi Trẻ ngày 21-6), tại sao chúng ta không tự kể câu chuyện của chính mình và để thế giới hiểu đúng về người Việt Nam?

Việt Nam từng có những bộ phim lớn

Nếu chiến tranh Việt Nam là cơn ám ảnh dai dẳng với điện ảnh Mỹ suốt 5 thập niên qua thì đây cũng là đề tài chủ đạo của điện ảnh Việt Nam trong nhiều thập niên trước.

Giai đoạn điện ảnh cách mạng Việt Nam (dòng phim bao cấp) trong những năm chiến tranh và hậu chiến, kéo dài khoảng 4 thập niên từ năm 1959 với bộ phim mở đầu Chung một dòng sông cho đến những năm cuối 1990 - dù mang nặng tính tuyên truyền nhưng vẫn có những tác phẩm lớn về chiến tranh hay con người Việt Nam.

Những bộ phim kinh điển này đã vượt thoát khỏi khuôn mẫu của những bộ phim tuyên truyền anh hùng ca để xây dựng những biểu tượng, những câu chuyện, những thân phận con người mang tính Việt Nam đậm nét.

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm của đạo diễn Hải Ninh, Cánh đồng hoang của đạo diễn Hồng Sến, Bao giờ cho đến tháng Mười của Đặng Nhật Minh, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của Trần Văn Thủy hay gần hơn như Đời cát của Nguyễn Thanh Vân, Sống trong sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên... có thể được coi là những bộ phim lớn (cả phim truyện lẫn tài liệu) về đề tài chiến tranh Việt Nam và thân phận người Việt trong thời chiến hoặc hậu chiến.

Những bộ phim này từng ra thế giới, tham dự nhiều LHP quốc tế lớn và đoạt một số giải thưởng quan trọng. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm mang lại cho NSND Trà Giang giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại LHP quốc tế Moscow năm 1973. Cánh đồng hoang mang về cho Việt Nam hai giải thưởng lớn là Phim hay nhất (Golden Prize) và giải của Hiệp hội Phê bình quốc tế (FIPRESCI Prize) tại LHP Moscow năm 1980.

Bao giờ cho đến tháng Mười thắng giải đặc biệt của ban giám khảo tại LHP quốc tế Hawaii năm 1985 và năm 2008 được kênh CNN bình chọn là 1 trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất của thế kỷ 20.

Nhưng hơn hết, những bộ phim nói trên hoàn toàn có thể đại diện cho những chủ đề mang tính dân tộc và con người Việt Nam trong điện ảnh. Rất nhiều chi tiết đặc sắc trong những bộ phim kinh điển đã khiến giới phê bình, báo chí quốc tế đánh giá cao và thừa nhận "chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam".

Trà Giang trong Vĩ tuyến 17 ngày và đêm - một bộ phim về chiến tranh và hậu chiến gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả trong nước và quốc tế - Ảnh tư liệu 

Nhưng mờ nhạt trong thời hiện tại

Trong khi đề tài chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục được giới làm phim Mỹ khai thác với nhiều góc nhìn, trải nghiệm mới thì nó lại trở nên vắng bóng hoặc mờ nhạt trong điện ảnh Việt Nam khoảng 2 thập niên trở lại đây.

Hoặc có, chỉ là sự kéo dài nhàm chán của những thước phim minh họa và tuyên truyền trước đây. Những góc nhìn hay cách kể mới, nếu có, cũng lưng chừng và khó tạo được ấn tượng đặc biệt với người xem.

Cái chết của dòng phim bao cấp, sự thờ ơ của khán giả với những bộ phim "cúng cụ" và âm hưởng anh hùng ca không còn phát huy tác dụng trong thời hiện tại là những lý do chính khiến khán giả của điện ảnh Việt Nam không còn quan tâm đến đề tài chiến tranh Việt Nam hoặc thân phận con người Việt Nam thời hậu chiến.

Cho dù vẫn còn xuất hiện lác đác một vài bộ phim khá về đề tài chiến tranh Việt Nam do Nhà nước đặt hàng và vẫn đoạt một số giải tại Cánh diều vàng hay Bông sen vàng, như Mùi cỏ cháy của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, Những người viết huyền thoại của Bùi Tuấn Dũng hay Truyền thuyết về Quán Tiên của Đinh Tuấn Vũ, những bộ phim này vẫn phải chịu sự ghẻ lạnh của công chúng.

Khi phim "dòng chính" của điện ảnh Việt Nam một thời thoái trào và không có sự thay thế, sự lên ngôi của dòng phim giải trí dễ dãi và sự thiếu vắng những tác phẩm lớn về đề tài đương đại có thể giới thiệu ra bên ngoài biên giới Việt khiến điện ảnh Việt Nam vẫn là một chấm mờ trên bản đồ điện ảnh thế giới.

Đó cũng có thể là lý do mà chân dung người Việt Nam thời hiện tại vẫn xuất hiện cũ kỹ và lạc hậu đến 20 - 30 năm trong con mắt của các đạo diễn nước ngoài, ví dụ điển hình nhất là trong bộ phim Da 5 Bloods của đạo diễn Spike Lee mới đây.

Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai đã bày tỏ quan điểm trên Twitter: "Nếu bạn xem Da 5 Bloods, làm ơn hãy đọc một cuốn sách được viết từ quan điểm của Việt Nam. Phim Hollywood đã sử dụng người Việt Nam làm nền cho các câu chuyện Mỹ quá lâu, nhưng bạn không cần phải chấp nhận nó.

Bạn có thể đấu tranh cho sự hiện diện của những câu chuyện về Việt Nam". Nói như nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai, để có thể đấu tranh cho sự hiện diện của những câu chuyện về Việt Nam, chứ không thể để Hollywood sử dụng người Việt làm nền cho các câu chuyện Mỹ quá lâu; chúng ta cần phải tự kể những câu chuyện của chính mình.

Tất nhiên muốn lan tỏa, những câu chuyện ấy cũng phải đạt chất lượng ở tầm quốc tế!

Bao giờ người xem mới được... sững sờ!

Rất khó để kể tên nhân vật người Việt trong phim khiến khán giả đồng cảm, yêu thích, ngưỡng mộ; rất khó để kể ra một kịch bản phim Việt khiến người xem phải bất ngờ hay sững sờ.

Những thân phận bên lề; nhân phẩm của con người trong thời đại mới; những đề tài mang tính bản địa nhưng phổ quát... chỉ xuất hiện thưa thớt trong điện ảnh Việt Nam hiện nay.


Theo Lê Hồng Lâm/Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/hinh-anh-viet-nam-trong-phim-chung-ta-phai-tu-ke-cau-chuyen-cua-minh-20200622084030236.htm 

  • Từ khóa

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11...
16:55 - 22/11/2024
917 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
919 lượt xem

'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' đưa 100 văn nghệ sĩ TP.HCM thăm vùng Tây Bắc

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' diễn ra từ ngày 26 đến 30-11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh...
14:14 - 22/11/2024
988 lượt xem

Sáng đạo trong đời đánh thức nội tâm thanh tịnh trong ta, yêu thương từ bi lan tỏa

Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói xem triển lãm ‘Sáng đạo trong đời’ chúng ta, như được chiêm ngưỡng một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà tình yêu thương và...
14:50 - 22/11/2024
978 lượt xem

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 sẽ giới thiệu món ăn đặc sắc từ 60 quốc gia

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) phối hợp các đơn vị liên quan và nhà tài trợ đã tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan...
11:58 - 22/11/2024
1,057 lượt xem