19
/
74790
Công tử Bạc Liêu tổ chức “đấu xảo sắc đẹp”: Sau cuộc thi người đẹp đi đâu?
cong-tu-bac-lieu-to-chuc-dau-xao-sac-dep-sau-cuoc-thi-nguoi-dep-di-dau
news

Công tử Bạc Liêu tổ chức “đấu xảo sắc đẹp”: Sau cuộc thi người đẹp đi đâu?

Thứ 2, 10/06/2019 | 10:09:35
2,230 lượt xem

Dù là người có thế lực, nhưng tổ chức cuộc thi sắc đẹp Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cũng vấp phải phản ứng. Nhờ thế lực và tài ăn nói, Ba Huy vẫn tổ chức thành công. Và dĩ nhiên, người đoạt giải không thoát khỏi bàn tay của vị công tử khét tiếng...

Bạc Liêu đã từng được chọn à địa điểm thi vòng sơ khảo Hoa hậu năm 2014 . Trong ảnh là những thí sinh của cuộc thi bên căn nhà Công tử Bạc Liêu. Ảnh Nhật Hồ.

Bạc Liêu đã từng được chọn là địa điểm thi vòng sơ khảo Hoa hậu năm 2014 . Trong ảnh là những thí sinh của cuộc thi bên căn nhà Công tử Bạc Liêu. Ảnh Nhật Hồ.





Nhà văn Phan Trung Nghĩa, tác giả của cuốn sách “Công tử Bạc Liêu sự thật và giai thoại” kể: “Lúc tôi đi lấy tư liệu để viết phần này rất khó khăn. Người lớn tuổi phần nhiều đã mất. Những người biết, có người thân mình đi thi họ không nói. Theo họ, đó là điều cấm kỵ, không vui sướng gì để tự hào là họ đã từng đi thi người đẹp do Công tử Bạc Liêu tổ chức”.

Ông Phan Kim Khánh, cháu gọi Công tử Bạc Liêu bằng cậu hướng dẫn khách tham quan căn nhà Công tử Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)Ông Phan Kim Khánh, cháu gọi Công tử Bạc Liêu bằng cậu hướng dẫn khách tham quan căn nhà Công tử Bạc Liêu. Ảnh Nhật Hồ.

Giai thoại kể rằng, để tổ chức được “đấu xảo sắc đẹp”, Ba Huy cho mời các chức sắc trong vùng đến xin ý kiến. Hầu hết các hương chức, hội tề đều không đồng ý.

Cánh đồng lúa Bào Sàng (Bàu Xàng) ngày nay, nơi được tương truyền là ngày xưa Công tử Bạc Liêu đã từng “Đấu xảo sắc đẹp” ảnh Nhật HồCánh đồng lúa Bào Sàng (Bàu Xàng) ngày nay, được cho là nơi Công tử Bạc Liêu từng tổ chức “đấu xảo sắc đẹp”. Ảnh Nhật Hồ.

Nhưng với thế lực và tài ăn nói của Công tử Bạc Liêu, cuối cùng các chức sắc trong vùng đành nghe theo. Tuy nhiên, họ đề nghị bỏ quy định phụ nữ có thân hình (số đo) cân đối. Bởi theo họ, phụ nữ chỉ đẹp cái mặt.

Những thí sinh ứng viên Hoa hậu vào năm 2014 vòng sơ khảo khu vực phía Nam tổ chức tại Bạc Liêu bên cầu thanh trong căn nhà Công tử Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)Những thí sinh ứng viên Hoa hậu năm 2014 vào vòng sơ khảo khu vực phía Nam tổ chức tại Bạc Liêu bên cầu thanh trong căn nhà Công tử Bạc Liêu. Ảnh Nhật Hồ.

Theo lời kể của các cụ cao tuổi, giải thưởng của “đấu xảo sắc đẹp” rất cao. Giải nhất là một chiếc vòng kiềng vàng 10, nặng một lượng vàng 24k. Đây là loại kiềng đeo cổ, thời trang, được ưa chuộng nhất của phụ nữ quý tộc lúc bấy giờ. Giải nhì là 200 đồng bạc và bộ lư trị giá 500 giạ lúa; giải ba thấp hơn, nhưng cũng đủ để người trúng giải sống an nhàn trong một thời gian dài.

Mộ Công tử Bạc Liêu được an táng tại thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)Mộ Công tử Bạc Liêu được an táng tại thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ảnh Nhật Hồ.

Dĩ nhiên, Ban tổ chức và ban giảm khảo do Ba Huy đứng đầu. Nhưng chính ông cũng không ngờ có đến hàng trăm phụ nữ tham dự cuộc thi.

Cũng có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc thi. Người ta tin vào tính chất mua vui, đề cao sắc đẹp của phụ nữ. Nhưng cũng có người kháo nhau đấy chẳng qua là một cuộc tuyển nhân tình nấp dưới cái danh của một cuộc thi sắc đẹp. Ý kiến này khá  khiến Công tử Bạc Liêu sau đó không tổ chức cuộc thi nào nữa.

Nhiều cổ vật trong căn nhà Công tử Bạc Liêu được nhiều khách tham quan thích thú (ảnh Nhật Hồ)Nhiều cổ vật trong căn nhà Công tử Bạc Liêu khiến khách tham quan thích thú. Ảnh Nhật Hồ.

Cuộc thi có ba vòng: sơ tuyển, trung tuyển, chung kết để cuối cùng chọn ra 3 người đẹp nhất trao giải á hậu 1, 2 và hoa hậu.

Những người lớn tuổi Bàu Xàng vẫn nhớ rõ mặt người đẹp đoạt giải năm ấy được công tử Bạc Liêu chọn. Bà Đ., người có nét đẹp "chim sa cá lặn" đoạt giải hoa hậu, cùng có giải là một cô người Khmer vô cùng duyên dáng. Sau này, bà Đ. có quan hệ tình cảm với Công tử Bạc Liêu và là người được yêu thương nhất.

Chụp hình lưu niệm trong Nhà công tử Bạc Liêu là một lựa chọn của nhiều du khách (ảnh Nhật Hồ)Du khách chụp hình lưu niệm trong nhà Công tử Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)

Ba Huy xem bà Đ. là vợ bé chứ không phải nhân tình. Mỗi lần vô điền thu thuế hay tham dự lễ hội Kỳ Yên, Ba Huy đều ghé thăm và rước bà xuống ghe hầu qua tháp Vĩnh Hưng chơi. Bà có với ông một người con trai.

Khu mộ khá hoang sơ do thiếu người chăm sócKhu mộ Công tử Bạc Liêu hiện tại khá hoang sơ do thiếu người chăm sóc. Ảnh Nhật Hồ

Để kỷ niệm những lần qua tháp Vĩnh Hưng, bà đặt tên con trai là Hưng. Mỗi tháng ông Trần Trinh Huy có cấp tiền cho con, nhưng số con bà mệnh bạc, năm lên 7 tuổi thì bị té sông chết. Ba Huy giận không tới lui nữa và bỏ bà Đ. Gần chục năm sau, bà Đ đi lấy chồng là một thợ may.

Tương truyền Công tử Bạc Liêu là người hào hoa phong nhã, khéo ăn nói nên có rất nhiều gái đẹp để ý đến (trong ảnh: Công tử Bạc Liêu đương thời) ảnh Nhật Hồ

Tương truyền Công tử Bạc Liêu là người hào hoa phong nhã, khéo ăn nói nên có rất nhiều gái đẹp để ý (ảnh Nhật Hồ)

Người lớn tuổi ở Bạc Liêu cho biết, không chỉ bà Đ mà hầu hết những người đẹp đoạt giải đều không thoát khỏi lưới tình của vị công tử hào phóng.

Có thể kể ra các bà A, bà B, bà Bảy D, bà M.R (người dân tộc Khmer), bà T, bà Th (con của 1 vị tằng khạo)… Các bà đều là những người vào vòng chung khảo.

Nhà Công tử Bạc Liêu thật ra là của ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, thân sinh của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh HuyNhà Công tử Bạc Liêu thật ra là của ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, thân sinh của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.

Những người tá điền cho con gái tham dự cuộc đấu xảo sắc đẹp mong muốn nhờ cuộc thi mà đổi đời, sẽ lọt vào mắt xanh của các cậu ấm con nhà giàu có. Họ không ngờ cuộc đấu xảo sắc đẹp chỉ là phương tiện tìm kiếm người đẹp để công tử Bạc Liêu du xuân và khoe khoang với bạn bè…

Trên cánh đồng vùng Bàu Xàng (nay là Bào Sàng) yên bình ngày nay, trước kia đã từng có cuộc thi xắc đẹp gây nhiều tranh cãi. ảnh Nhật HồTrên cánh đồng vùng Bàu Xàng (nay là Bào Sàng) yên bình ngày nay, trước kia là nơi tổ chức cuộc thi sắc đẹp gây nhiều tranh cãi. Ảnh Nhật Hồ NHẬT HỒ 

Theo Nhật Hồ/Lao động

  • Từ khóa

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11...
16:55 - 22/11/2024
446 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
477 lượt xem

'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' đưa 100 văn nghệ sĩ TP.HCM thăm vùng Tây Bắc

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' diễn ra từ ngày 26 đến 30-11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh...
14:14 - 22/11/2024
526 lượt xem

Sáng đạo trong đời đánh thức nội tâm thanh tịnh trong ta, yêu thương từ bi lan tỏa

Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói xem triển lãm ‘Sáng đạo trong đời’ chúng ta, như được chiêm ngưỡng một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà tình yêu thương và...
14:50 - 22/11/2024
517 lượt xem

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 sẽ giới thiệu món ăn đặc sắc từ 60 quốc gia

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) phối hợp các đơn vị liên quan và nhà tài trợ đã tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan...
11:58 - 22/11/2024
593 lượt xem