19
/
73518
Tam Chúc- dấu ấn mới trên tuyến du lịch tâm linh phía Bắc
tam-chuc-dau-an-moi-tren-tuyen-du-lich-tam-linh-phia-bac
news

Tam Chúc- dấu ấn mới trên tuyến du lịch tâm linh phía Bắc

Thứ 4, 15/05/2019 | 17:17:30
1,209 lượt xem

Chùa Tam Chúc hiện là điểm du lịch thu hút du khách thập phương không chỉ của tỉnh Hà Nam. Bởi những cái nhất của khu du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng dự tính phải tới 2048 mới hoàn tất này.

11 kỷ lục được xác lập tại Đại lễ Phật đản Vesak 2019

Toàn văn Tuyên bố Hà Nam - Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 

Đại lễ Vesak 2019: Phát huy tinh thần đoàn kết, sự khoan dung 

Không gian văn hóa nghệ thuật trên hồ Tam Chúc chào mừng thành công Đại lễ Vesak 2019 Ảnh: TTXVN Không gian văn hóa nghệ thuật trên hồ Tam Chúc chào mừng thành công Đại lễ Vesak 2019 Ảnh: TTXVN

Hồ Tam Chúc hiện nay mới ở tình trạng được nạo vét tạm thời và bơm nước vào để thuyền có thể đưa du khách du ngoạn. Hồ Tam Chúc có lẽ là mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước gồm chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc…

Được biết trước đây Tam Chúc là vùng sình lầy khá sâu, tới mức trâu bò rơi xuống không lên được, dân làng Tam Chúc phải lội nước mỗi khi về nhà. “Sau này sẽ có xà lan cắm chốt trong hồ, đưa hệ thống máy khoan xuống sâu 2-3m cắt nhỏ đất đá ra và từ từ hất ra bên ngoài để lòng hồ sâu thêm. Hiện nay mọi người cứ nói nơi thờ Phật không nên làm du lịch nhưng với người làm du lịch như chúng tôi, du lịch tâm linh cũng là một loại hình”, hướng dẫn viên cho hay.

Tam Chúc sẽ phát triển 6 khu chức năng, ngoài trung tâm đón tiếp là khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại thị trấn Ba Sao.

Phong thủy là một yếu tố thường được nhắc tới để quảng bá cho Tam Chúc. Các điện thờ và công trình tiêu biểu của Tam Chúc: điện Tam Thế, điện Giáo Chủ, điện Quán Âm cùng khu Trung tâm Hội nghị Quốc tế đều nằm trên một trục thẳng gọi là “thần đạo” bắt nguồn từ hõm của đỉnh núi phía Tây cho tới chỗ tụ thủy (cũng được coi là tụ phúc) của sông Đáy. Trục này không bị vướng bởi bất cứ ngọn núi nào trên hồ. Ngoài ra trong vùng cũng có những lễ hội, truyền thuyết mang tính văn hóa lịch sử khá đặc sắc “làm nền” cho sự xuất hiện của những công trình mới. Đặc biệt dân ở đây vốn đã sùng Phật từ trước. Chính người dân đã cung tiến dựng một tượng Phật lớn bằng đá trên sườn núi trên đường dẫn vào chùa cổ Ba sao. Từ đường nhựa có thể chiêm bái pho tượng Phật trong tư thế tọa thiền này.

Một trục hành trình tâm linh khác lên tới cả trăm cây số tới đây sẽ trở thành tuyến du lịch tâm linh Con đường Phật giáo kết nối 3 quần thể di tích và thắng cảnh chùa Hương, chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính theo con đường hành hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không. Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Chánh Văn phòng T.Ư GHPGVN: “Quốc sư Nguyễn Minh Không thời Lý (1066-1141) đi men theo núi từ Ninh Bình đến Mỹ Đức (Hà Nội) tìm cây thuốc cứu dân độ thế. Ngài đi đến đâu thấy có hang động đẹp thì lại xây chùa bái Phật. Ngài đã về Hà Nam mở rộng chùa Tam Chúc và hành đạo cứu người…”.

Tới đây sẽ có một con đường nối thẳng từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đến Bái Đính rút gọn tuyến đường này xuống chỉ còn 20km. 

Theo Tiền phong

  • Từ khóa

Ông Trần Thanh Mẫn nói về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa

Ông Trần Thanh Mẫn nêu cần làm rõ mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, thời gian, cơ chế... thực hiện chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát...
14:43 - 03/05/2024
17 lượt xem

Khai mạc triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, chương trình khai mạc triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ- Sức mạnh Việt Nam- Tầm vóc thời đại" đã diễn ra với nhiều cảm xúc.
11:06 - 03/05/2024
100 lượt xem

Sức "công phá" của AI trong giới giải trí

Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) vào công nghiệp giải trí không còn là điều mới và ngày càng mạnh mẽ hơn
09:59 - 03/05/2024
141 lượt xem

Ra mắt 17 ấn phẩm nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2024), NXB Kim Đồng vừa giới thiệu 17 tác phẩm đa dạng hình thức cũng như thể loại, từ tiểu...
08:18 - 03/05/2024
182 lượt xem

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình vào...
08:45 - 03/05/2024
158 lượt xem