19
/
68218
Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu - người gõ cửa tâm hồn trẻ tự kỷ bằng âm nhạc
nghe-si-viola-nguyet-thu-nguoi-go-cua-tam-hon-tre-tu-ky-bang-am-nhac
news

Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu - người gõ cửa tâm hồn trẻ tự kỷ bằng âm nhạc

Thứ 6, 14/12/2018 | 07:28:53
1,016 lượt xem

Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu muốn kết nối trẻ tự kỷ với thế giới xung quanh, khơi dậy tiềm năng và đưa trẻ trở về với cuộc sống bình thường qua âm nhạc.

Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu là một trong những nghệ sĩ đã thành danh ở nhiều dàn nhạc quốc tế, nhưng chị lại quyết định trở về nước lập nghiệp.

Không chỉ tích cực hoạt động nghệ thuật trong nước, nghệ sĩ viola Nguyệt Thu còn sáng lập nên những ngôi trường Bình Minh nghệ thuật dùng âm nhạc để trị liệu và dạy trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Bằng âm nhạc, chị muốn kết nối trẻ với thế giới xung quanh, khơi dậy tiềm năng và đưa trẻ trở về với cuộc sống bình thường.

nghe si viola nguyet thu - nguoi go cua tam hon tre tu ky bang am nhac hinh 1

Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu. (Ảnh: TTGĐ)

Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu sinh năm 1973 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Đến với cây đàn viola từ khi còn rất nhỏ, lại có thời gian theo học tại ngôi trường danh giá - Học viện Âm nhạc Quốc gia Nga và Nhạc viện Tchaikovsky và từng làm bè trưởng Viola của 8 dàn nhạc trên thế giới, nhưng nghệ sĩ viola Nguyệt Thu lại quyết định trở về nước hoạt động nghệ thuật. Chị thành lập tứ tấu đàn dây Apaixonado và lần lượt mở 5 ngôi trường dùng âm nhạc để dạy trẻ mắc hội chứng tự kỷ.

Sự ra đời của những ngôi trường này đến từ chính nỗi lòng của chị, một người mẹ có con trai bị chứng tự kỷ. Khi biết con mắc hội chứng này, chị đã đưa con đi khắp các trường chuyên biệt tại Hà Lan, Malaysia, Singapore rồi về Việt Nam, nhưng con không chuyển biến, khiến chị đau khổ, dằn vặt và tuyệt vọng.

Và rồi hy vọng cũng vụt đến khi chị nhận thấy mỗi lần con được nghe các bản nhạc nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu chậm, cậu bé bớt cáu kỉnh, đập phá mà ngồi yên, lắng nghe giai điệu. Đó cũng là lúc chị nhận ra sự kỳ diệu của âm nhạc - một phương pháp trị liệu tuyệt vời cho những đứa trẻ tự kỷ. Chính điều đó đã thôi thúc chị mở trường dành cho các bé tự kỷ mang tên Bình minh nghệ thuật.

"Đó cũng là cái duyên đến với các trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Lúc đầu, Nguyệt Thu chỉ mong giúp cho những đứa trẻ như con trai mình được thấy bình an qua âm nhạc. Nhưng trong quá trình tiếp xúc với các con, tôi tìm thấy được những phương pháp, liệu pháp để dạy các con. Vì vậy, Nguyệt Thu càng đam mê và mong muốn kết nối các trẻ tự kỷ qua âm nhạc để tìm cách tốt nhất hỗ trợ các bé tự kỷ”, Nguyệt Thu tâm sự.

Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, những ngôi trường Bình Minh nghệ thuật do nghệ sĩ viola Nguyệt Thu sáng lập đã mang đến niềm hy vọng mới cho những trẻ mắc chứng tự kỷ.

Ở ngôi trường chuyên biệt này, nghệ sĩ viola Nguyệt Thu và các thầy cô giáo không chỉ dạy cho các em một môn âm nhạc mà còn kết hợp dạy các môn học khác như: kỹ năng sống, hội họa, thể chất, múa…để các em phát triển hài hòa và thể hiện những khả năng bẩm sinh.

Hàng ngày, các em được nghe giáo viên chơi nhạc, được tự mình đánh đàn, đặc biệt là piano để luyện tay, được ca hát, được dạy nhảy theo nhịp điệu và giao tiếp với bạn bè.

Ở những lớp học này, âm nhạc đã có sức mạnh thật kỳ diệu. Những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu khoan thai, với giai điệu lặp lại như một phép màu khiến trẻ tự kỉ dần dần có chuyển biến. Những lớp học ấy không chỉ tràn ngập thanh âm mà còn chan chứa tình yêu, tâm huyết của nghệ sĩ Nguyệt Thu và các giáo viên ở đây dành cho các con.

nghe si viola nguyet thu - nguoi go cua tam hon tre tu ky bang am nhac hinh 2

(Ảnh: TTGĐ)

Chị Triệu Thị Hải Hà, giáo viên ở đây chia sẻ: “Xuất phát điểm từ cái tâm của người mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ, hơn ai hết chị Thu hiểu được cảm xúc của người mẹ, những nỗi lo lắng, buồn phiền. Chị hiểu rằng với những bạn như thế thì phải có những phương pháp như thế nào can thiệp tốt nhất để hỗ trợ cho con”.

Hành trình lớn lên của trẻ tự kỷ rất cần sự kiên trì, bền bỉ của gia đình. Mỗi người mẹ như những vị “bác sĩ” cho chính đứa con của mình. Chị Đặng Thị Phượng Yến, có con đang học tại trường Bình Minh Nghệ Thuật cũng không nằm ngoài số đó. Khi biết con tự kỷ, chị đã tự tìm hiểu, mày mò về các chương trình trị liệu cho con.

Hài lòng về chương trình giảng dạy trong trường của cô giáo Nguyệt Thu, chị Phượng Yến chia sẻ, có thể do chính biện pháp âm nhạc của trường sử dụng mà con chị có tiến triển nhanh đến vậy:

“Tôi có tìm hiểu và thấy trị liệu âm nhạc ở đây rất là hay. Ở đây có kết hợp cả âm nhạc và các phương pháp truyền thống nữa tôi nghĩ là con sẽ phù hợp. Qua gia đình và qua đánh giá của các cô, tôi cũng thấy con tiến bộ hơn”.

Nhìn lại hành trình mang âm nhạc đến với trẻ mắc hội chứng tự kỷ, nghệ sĩ viola Nguyệt Thu vẫn nhớ những khó khăn khi mới bắt đầu. Bởi khi nghe tới liệu pháp âm nhạc dành cho trẻ tự kỷ, nhiều người thắc mắc không biết con họ có năng khiếu chơi nhạc cụ nào không? Có thể hát được không? Giao tiếp bình thường đã khó khăn rồi làm sao có thể học nhạc được? Khi ấy, chị phải kiên nhẫn giải thích, thuyết phục và dần dần minh chứng một điều, liệu pháp âm nhạc không phải để dạy đàn, mà nó được sử dụng trị liệu qua âm thanh và nhịp điệu để có thể điều chỉnh hành vi và giảm tăng động cho đứa trẻ.

Với mong muốn giúp những đứa trẻ tự kỷ có cơ hội đến gần hơn với xã hội, nghệ sĩ viola Nguyệt Thu còn tổ chức các chương trình biểu diễn nhạc cổ điển để trẻ tự kỷ có cơ hội được đứng trên sân khấu, được thể hiện mình, được sống trong âm nhạc và tình yêu thương của mọi người.

Còn nhiều ý tưởng khác được ấp ủ và dần trở thành hiện thực: “Nguyệt Thu muốn thay đổi môi trường dành cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Hiện tôi có 5 trường ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Tôi cũng đã xin được 1 dự án trong năm nay sẽ thực hiện. Đó là xây những trung tâm hướng nghiệp dành cho trẻ tự kỷ. Thực tế rất cần những cơ sở như vậy để giúp các con vẫn phát triển tiềm năng và không khó khăn với giao tiếp bên ngoài”.

Với mỗi người nghệ sĩ, hạnh phúc là được sáng tạo và thăng hoa trong nghệ thuật. Với nghệ sĩ viola Nguyệt Thu, hạnh phúc còn là khi được nhìn thấy sự bình yên, thấy nụ cười trong trẻo của trẻ mắc hội chứng tự kỷ sau mỗi giờ đến lớp được hòa mình trong âm nhạc, được gắn kết với mọi người. Đó cũng khoảnh khắc ngọt ngào và vô giá mà nghệ sĩ viola Nguyệt Thu nhận được trên hành trình mang âm nhạc đến với trẻ mắc chứng tự kỷ./.

Theo Ngọc Hà/VOV6

  • Từ khóa

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11...
16:55 - 22/11/2024
339 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
365 lượt xem

'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' đưa 100 văn nghệ sĩ TP.HCM thăm vùng Tây Bắc

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' diễn ra từ ngày 26 đến 30-11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh...
14:14 - 22/11/2024
427 lượt xem

Sáng đạo trong đời đánh thức nội tâm thanh tịnh trong ta, yêu thương từ bi lan tỏa

Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói xem triển lãm ‘Sáng đạo trong đời’ chúng ta, như được chiêm ngưỡng một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà tình yêu thương và...
14:50 - 22/11/2024
400 lượt xem

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 sẽ giới thiệu món ăn đặc sắc từ 60 quốc gia

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) phối hợp các đơn vị liên quan và nhà tài trợ đã tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan...
11:58 - 22/11/2024
481 lượt xem