19
/
65861
An Giang: Rừng tràm Trà Sư đẹp nhất mùa nước nổi
an-giang-rung-tram-tra-su-dep-nhat-mua-nuoc-noi
news

An Giang: Rừng tràm Trà Sư đẹp nhất mùa nước nổi

Thứ 3, 02/10/2018 | 10:10:05
1,096 lượt xem

Hàng năm, vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư ở An Giang lại bộc lộ hết vẻ đẹp thiên nhiên tiềm ẩn, thu hút du khách đến đây ngày càng đông.

An Giang là một tỉnh nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi có nhiều điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn với những sản phẩm đặc trưng riêng biệt, trong đó có điểm du lịch rừng tràm Trà Sư (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên). Đây cũng là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng miền Tây.

Khách nước ngoài tham quan rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi 2018.

Rừng tràm Trà Sư có diện tích 845ha vùng lõi và 643ha vùng đệm nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan năm 2005.

Đến đây, du khách sẽ được di chuyển bằng xuồng máy, lướt trên mặt bèo, tận hưởng cảnh thiên nhiên hoang sơ bao la, với nhiều loại động, thực vật hoang dã (11 loài thú, 70 loài chim, 22 loài bò sát, 23 loài cá và có đến 140 loài thực vật).

Rừng tràm Trà Sư có diện tích 845ha vùng lõi và 643ha vùng đệm nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.

Đặc biệt, tham quan rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi, du khách sẽ thích thú hơn khi khu rừng bộc lộ hết vẻ đẹp thiên nhiên tiềm ẩn. "Những ngày thường, mực nước trung bình nơi đây là 1m nhưng vào mùa nước nổi này, mực nước lên tới 3m. Lên xuồng đi vào rừng giống như đi thám hiểm. Hơn nữa, khu du lịch này còn bán các món ăn đặc sản mùa nước nổi rất tươi ngon, khó có nơi nào sánh được", ông Lê Văn Hóa, một người dân tham quan rừng tràm Trà Sư, nói.

Du khách được di chuyển bằng xuồng máy, lướt trên mặt bèo, tận hưởng cảnh thiên nhiên hoang sơ bao la.

Vào mùa nước nổi, bông điên điểm, cá linh xuất hiện nhiều.

Cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 10km, rừng tràm Trà Sư nằm trong tuyến du lịch liên hoàn: Núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp và khu thương mại Cửa khẩu Quốc tế huyện Tịnh Biên nên thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách, nhất là du khách quốc tế.

Hàng cây tràm trong khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng miền Tây.

Xác định tiềm năng du lịch nông nghiệp tại rừng tràm Trà Sư, những năm qua, ngành du lịch An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng như: đường vào rừng tràm, bãi đậu xe cho khách tham quan, in ấn các tờ rơi giới thiệu về du lịch rừng tràm. Đặc biệt, năm 2018, ngành chức năng tỉnh An Giang đã cho một doanh nghiệp thuê khai thác trong thời hạn 20 năm.

Khách du lịch trong nước thích thú khi tham quan rừng tràm Trà Sư.

Việc cho doanh nghiệp thuê nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch tại đây, đồng thời góp phần phát huy giá trị kinh tế rừng, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và nâng cao ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư. Đây là bước phát triển mới, tạo điều kiện để rừng tràm Trà Sư trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu đa dạng hóa hoạt động du lịch của tỉnh An Giang trong thời gian tới.

Đài quan sát toàn cảnh rừng tràm Trà Sư.

Khu vực đi vào đài quan sát.

Theo quy hoạch phát triển du lịch tại rừng tràm Trà Sư của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, tới đây, rừng tràm này sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn du khách như bơi thuyền kayak khám phá rừng tràm theo sơ đồ tuyến, câu cá giải trí, trải nghiệm nuôi và thu hoạch mật ong dưới tán rừng, tham quan và mua sắm tại khu sản xuất sản phẩm mỹ nghệ từ tràm, tham gia thu hoạch các sản vật từ rừng, trải nghiệm ngủ tại rừng và tham gia các trò chơi dân gian tại khu cắm trại…

Ngày 1.10, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư, UBND tỉnh An Giang và Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp vùng ĐBSCL năm 2018. Đến dự hội thảo sẽ có khoảng 180 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, đại diện UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch cùng các tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ĐBSCL.

Tại hội thảo, các đại biểu sẽ thảo luận, đánh giá thực trạng, xu hướng phát triển cũng như đưa ra các đề xuất, giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong khai thác du lịch nông nghiệp ĐBSCL.

Hội thảo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, là nơi giới thiệu các mô hình du lịch nông nghiệp thành công có tính sáng tạo,…

Theo Huỳnh Xây/ Dân Việt

  • Từ khóa

Những ngày Văn học châu Âu năm 2024 hướng về văn học giới

Những ngày Văn học châu Âu (do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu - EUNIC tổ chức) trở lại với người yêu văn học từ ngày 4 đến 19-5 tại Hà Nội với...
15:44 - 06/05/2024
151 lượt xem

Bảo vật quốc gia: Chiếc thạp hoa nâu thời Trần nghi là quan tài cho quý tộc

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần có thể đã được dùng làm quan tài mai táng người chết sau khi hỏa thiêu.
15:20 - 06/05/2024
153 lượt xem

Dưới lá cờ Quyết Thắng, đồng đội Điện Biên Phủ nhận con gái người bạn liệt sĩ làm con nuôi

Cảnh đồng đội cũ nhận hai người con của liệt sĩ làm con gái nuôi; màn hòa giọng Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao ở cả năm đầu cầu nhân 70 năm chiến thắng...
11:41 - 06/05/2024
237 lượt xem

Đến Điện Biên và tự hào với bản hùng ca chói lọi của dân tộc Việt Nam

Đến Điện Biên những ngày tháng 5 không chỉ được ngắm nhìn những đóa hoa ban nở rộ mà còn dễ dàng cảm nhận được không khí hào hùng lịch sử của rất nhiều...
09:20 - 06/05/2024
297 lượt xem

Rough Guides nói năm 2024 đến Việt Nam nhất định phải ăn 9 món này

Theo tạp chí Rough Guides, Việt Nam là một trong những nước có nền ẩm thực tuyệt vời ở Đông Nam Á. Ngoài phở, cơm tấm, bánh mì thì có một số món quen...
07:57 - 06/05/2024
306 lượt xem