19
/
147418
Lần đầu tiên, 2 anh em ruột được trao tặng Giải thưởng Nhà nước cùng ngày
lan-dau-tien-2-anh-em-ruot-duoc-trao-tang-giai-thuong-nha-nuoc-cung-ngay
news

Lần đầu tiên, 2 anh em ruột được trao tặng Giải thưởng Nhà nước cùng ngày

Thứ 5, 18/05/2023 | 12:59:00
2,057 lượt xem

Tại Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT tới đây, hai anh em ruột là nhà văn Nguyễn Văn Thọ và NSND Nguyễn Thước được vinh dự nhận giải thưởng cùng nhau.

Nhạc sĩ Hồng Đăng không sáng tác để nhận giải

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (VHNT) năm 2021 sẽ được Bộ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023).

Theo đó, sẽ có 128 tác giả, đồng tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT, trong đó có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Hồng Đăng (Phan Hồng Đăng) sẽ được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh lần này với cụm tác phẩm: Lênh đênh, Đêm hành hương về huyền thoại, Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ, Khao khát, Gửi một câu hát cho Tokyo.

Lần đầu tiên, 2 anh em ruột được trao tặng Giải thưởng Nhà nước cùng ngày - 1

Nhạc sĩ Hồng Đăng và vợ là bà Lê Anh Thúy (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chia sẻ với PV Dân trí, bà Lê Anh Thúy - vợ nhạc sĩ Hồng Đăng cho biết, bà xúc động không nói nên lời khi chồng mình nhận được giải thưởng cao quý nhất về VHNT. Giải thưởng này là sự ghi nhận đóng góp, tôn vinh tác giả, tác phẩm được nhiều người yêu mến.

"Nhạc sĩ Hồng Đăng là người luôn sáng tạo, chuyển động không ngừng, nhưng ông sáng tác để cống hiến chứ không có mục đích để nhận giải thưởng. Ít ai biết rằng, tôi chính là người làm hồ sơ cho chồng. Khi tôi bảo ông ký, ông ngần ngừ lắm, tôi phải động viên ông rất nhiều.

Tôi chỉ tiếc là ông đã mất thì giải thưởng mới được trao. Giá như được trao sớm hơn một chút, khi nhạc sĩ còn sống thì trọn vẹn, ý nghĩa hơn", bà Lê Anh Thúy tâm sự.

Vợ nhạc sĩ Hồng Đăng cho biết thêm, ông xã không chỉ là người sáng tác, là người thầy mà còn là người viết rất nhiều sách âm nhạc. Hiện nay, khoảng 10 giáo trình vẫn đang được dùng giảng dạy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Vinh dự của nhà văn Nguyễn Văn Thọ và NSND Nguyễn Thước

Lần này cũng sẽ có 87 tác giả, đồng tác giả được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT và 25 tác giả, đồng tác giả được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT trong đợt này.

Trong đó có những tác giả như nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn (ca khúc Tổ quốc gọi tên mình - nhạc Đinh Trung Cẩn; thơ Nguyễn Phan Quế Mai); nhạc sĩ Nguyễn Văn Vĩnh (Thao Giang) với các tác phẩm: Kể chuyện ngày mùa, Tình quê hương.

NSND Lê Hồng Chương với các phim tài liệu Thang đá ngược ngàn, Muốn được sống, Còn lại với thời gian…

Đặc biệt, có hai tác giả là anh em ruột cùng được Giải thưởng Nhà nước về VHNT dịp này là Nhà văn Nguyễn Văn Thọ (Thọ Muối) với tác phẩm Quyên. Em trai ông - NSND Nguyễn Thước với phim tài liệu: Không chỉ là thương hiệu, Đất lạnh, Cỏ xanh im lặng.

Trao đổi về việc nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT với PV Dân trí, NSND Nguyễn Thước cho hay, ông thấy vinh dự khi những sáng tạo, cống hiến của mình được đền đáp. Giải thưởng Nhà nước là danh hiệu cao quý với những người làm văn học nghệ thuật nói chung, với người làm điện ảnh nói riêng. Đây là kỷ niệm không bao giờ quên trong đời làm nghệ thuật của ông.

Theo NSND Nguyễn Thước, sau khi nghỉ hưu ở Hãng phim Tài liệu Trung ương, ông đi dạy thỉnh giảng ở các khoa của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Khi được giải, ông thấy tự hào hơn khi đứng trước các em sinh viên.

Lần đầu tiên, 2 anh em ruột được trao tặng Giải thưởng Nhà nước cùng ngày - 2

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ (trái) và em trai là NSND Nguyễn Thước (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nói về cụm tác phẩm phim tài liệu được Giải thưởng Nhà nước về VHNT lần này, NSND Nguyễn Thước cho hay, các bộ phim đều mang dấu ấn đặc biệt, rất "Nguyễn Thước".

Trong đó, có phim Đất lạnh - bối cảnh chính của phim ở Thái Bình, là quê hương của ông. Lý do ông làm phim vì đó là nơi ông gắn bó thời tuổi thơ và ở địa phương này có mâu thuẫn về đất nông nghiệp cần được giải quyết.

NSND Nguyễn Thước cho hay: "Tôi vẫn thấy, một thất vọng thật sẽ thúc đẩy chúng ta hơn là một hy vọng giả, và bộ phim của tôi là như vậy". Phim này cũng được giải Bông sen vàng trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 năm 2009.

Tiếp đó, phim tài liệu Cỏ xanh im lặng của NSND Nguyễn Thước nói về anh hùng Hồ Giáo - người 2 lần phong tặng Anh hùng, 3 kỳ làm Đại biểu Quốc hội. Ông làm phim để nói lên thông điệp: Dù làm một công việc giản dị, nhưng hãy làm bằng một tình yêu lớn.

Còn phim Không chỉ là thương hiệu là bộ phim khai thác đề tài thương hiệu trong các công ty ở Việt Nam. Ông chia sẻ, khi ông làm phim này, các doanh nghiệp đang rất "nóng" chuyện nhận diện thương hiệu thế nào, phát triển ra sao. Phim này cũng đạt giải Cánh diều và một giải ở Liên hoan phim Việt Nam.

Khi được hỏi: "Lần này, anh trai ông là nhà văn Nguyễn Văn Thọ cùng nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT với tác phẩm Quyên, cảm xúc của ông thế nào?".

NSND Nguyễn Thước cho hay: "Lần đầu tiên ở Giải thưởng Nhà nước về VHNT, hai anh em tôi được trao cùng ngày. Trước kia, cũng có nhiều người là anh em cùng được trao giải, nhưng họ được trao các đợt khác nhau. Nên chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi có được điều đặc biệt này.

Bố tôi là họa sĩ Nguyễn Văn Thiệu, ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương niên khóa 1932- 1937. Chúng tôi được bố dạy và chỉ bảo nhiều. Lần này cả 2 anh em được nhận giải, là nguồn vui của cả gia đình, họ hàng. Chúng tôi ít nhiều đã làm theo lời răn dạy của tổ tiên, cha mẹ".

Nhận xét về anh trai của mình, NSND Nguyễn Thước cho hay, nhà văn Nguyễn Văn Thọ là người say mê với nghệ thuật, mấy năm trở lại đây, anh của ông còn vẽ nữa. Ông thấy vui khi anh trai lại tiếp nối công việc của cha mình.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cũng vui mừng khi cả 2 anh em đều nhận giải lần này. Giải thưởng này chính là sự động viên trên con đường nhiều chông gai, vất vả mà ông đã lựa chọn.

Ngoài nhà văn Nguyễn Thọ và NSND Nguyễn Thước, các tác giả khác cũng được vinh danh lần này với Giải thưởng Hồ Chí Minh như: Tác giả Chu Chí Thành với bộ ảnh Hai người lính (4 ảnh). Tác giả Võ Nguyên Nhân (Võ An Khánh) bộ ảnh: Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang (10 ảnh).

NSND Đặng Hùng (đồng tác giả) với các tiết mục múa: Nước về; Vũ khúc Raklây; Óng ánh tơ vàng. NSND Vũ Việt Cường (đồng tác giả) với tiết mục múa Mâm vàng, tổ khúc múa Sài Gòn ngày ấy, Kịch múa Chuyện tình non sông.

NSND Lê Văn Khình (Lê Khình) đồng tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh với các tiết mục múa: Những bông hoa đỏ của rừng; Những cô gái Phiêng Hào.

PGS.TS, NSND Ứng Duy Thịnh (đồng tác giả) được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác phẩm kịch múa: Đất nước, Ngọn lửa; sách Con đường dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp.

PGS.TS. NSND Nguyễn Thị Hiển (đồng tác giả) được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh với các tác phẩm thơ múa: Hoa phong lan trên đỉnh Truông Bồn, tiết mục múa: Xuân về trên bản Khơ Mú, Bức tranh thôn nữ.

Ngoài ra, 8 tác giả, đồng tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh dịp này có Nhạc sĩ Văn Ký (Vũ Văn Ký) với các tác phẩm: Giao hưởng thơ Ru con, ca khúc Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Hà Nội mùa xuân.

Tác giả Nguyễn Văn Chước (Bùi Trang Chước) được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với thiết kế mẫu Huân chương: Huân chương Sao Vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập; Huân chương Lao động; Thiết kế mẫu Quốc huy Việt Nam; tác phẩm: Khu gang thép Thái Nguyên.

Tác giả Hoàng Châu Ký được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với tác phẩm sách Tuồng cổ, kịch bản sân khấu Thanh gươm chủ chiến, kịch bản sân khấu Trần Quý Cáp.

Tác giả Nguyễn Xuân Trình được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với kịch bản sân khấu: Quê hương Việt Nam, Bạch đàn liễu, Đợi đến mùa xuân.

Tác giả Nguyễn Xuân Đức được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với kịch bản sân khấu: Ám ảnh, Những mặt người thấp thoáng, Nhiệm vụ hoàn thành, tuyển tập kịch: Chứng chỉ thời gian.

Tác giả Hoàng Trung Thông (Đặc Công, Bút Châm) được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với các tập thơ: Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Tiếng thơ không dứt.

Tác giả Bùi Hiển được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với các tập truyện: Trong gió cát, Hoa và thép, Tâm tưởng.

Đồng tác giả, NSƯT Phan Thế Dõng (Trần Nhu, Nguyệt Hải) được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với các phim tài liệu: Du kích Củ Chi, Hạt lúa vành đai, Đội nữ pháo binh Long An.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/van-hoa/lan-dau-tien-2-anh-em-ruot-duoc-trao-tang-giai-thuong-nha-nuoc-cung-ngay-20230517155346454.htm 

  • Từ khóa

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11...
16:55 - 22/11/2024
450 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
479 lượt xem

'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' đưa 100 văn nghệ sĩ TP.HCM thăm vùng Tây Bắc

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' diễn ra từ ngày 26 đến 30-11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh...
14:14 - 22/11/2024
530 lượt xem

Sáng đạo trong đời đánh thức nội tâm thanh tịnh trong ta, yêu thương từ bi lan tỏa

Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói xem triển lãm ‘Sáng đạo trong đời’ chúng ta, như được chiêm ngưỡng một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà tình yêu thương và...
14:50 - 22/11/2024
522 lượt xem

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 sẽ giới thiệu món ăn đặc sắc từ 60 quốc gia

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) phối hợp các đơn vị liên quan và nhà tài trợ đã tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan...
11:58 - 22/11/2024
598 lượt xem