19
/
132961
Hàng chục khách hàng tố bị lừa tiền cọc khi đặt phòng homestay, villa
hang-chuc-khach-hang-to-bi-lua-tien-coc-khi-dat-phong-homestay-villa
news

Hàng chục khách hàng tố bị lừa tiền cọc khi đặt phòng homestay, villa

Thứ 6, 19/08/2022 | 09:59:00
3,034 lượt xem

“Em bị lừa mất 3 triệu tiền cọc”, “Mình chuyển khoản cho bạn này 7 triệu để đặt villa cuối tuần này mà giờ bị chặn Facebook, Zalo, số điện thoại, có phải mình bị lừa rồi không?”.

Hàng chục khách hàng tố bị lừa tiền cọc khi đặt phòng homestay, villa - Ảnh 1.

Chiêu thức để các đối tượng lừa khách hàng chuyển cọc nhiều lần - Ảnh: NẠN NHÂN CUNG CẤP

Dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân tăng cao cũng là lúc không ít bài đăng với nội dung như trên xuất hiện trên các hội nhóm, mạng xã hội.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, các đối tượng lừa đảo tìm kiếm khách hàng thông qua các bài đăng trên hội, nhóm của người có nhu cầu thuê homestay, villa. Sau khi xác định được "con mồi", những người này dùng tài khoản Facebook để tư vấn, gửi ảnh và chuyển thông tin khách hàng cho một tài khoản Zalo khác (thường là Dương Tuấn K., Phạm Thành L., Phạm Đức L., Nguyễn Quốc H., Lê Bảo N.) để chốt đơn, yêu cầu chuyển khoản.

Để lấy lòng tin của khách hàng, những người này gửi kèm căn cước công dân cùng tên với chủ tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, khách hàng phát hiện các giấy tờ này chỉ là sản phẩm của photoshop.

Khách hàng thường được yêu cầu đặt cọc trước một phần hoặc 50% giá thuê căn hộ, phòng. Gần ngày check-in, đối tượng tiếp tục yêu cầu chuyển khoản nốt phần tiền thuê còn lại, thông báo hệ thống lỗi, không "giữ" được tiền dù chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, để yêu cầu khách hàng chuyển khoản nhiều lần.

Hàng chục khách hàng tố bị lừa tiền cọc khi đặt phòng homestay, villa - Ảnh 2.

Một căn cước công dân nhưng hai thân phận - Ảnh: NẠN NHÂN CUNG CẤP

Khi thấy bị phát hiện, những người này ngay lập tức cắt đứt mọi cách thức liên hệ với khách hàng từ Facebook, Zalo đến số điện thoại.

Môtip không mới, nhưng các đối tượng lừa đảo vẫn kiếm bộn tiền từ chiêu trò này nhờ nắm bắt tâm lý "chấp nhận của đi thay người" và ngại khai báo với cơ quan chức năng của khách hàng.

Do cần tìm phòng gấp, ngày 9-8 chị Lan (PV - đã đổi tên) lên group Review Ba Vì, Villa resort homestay Ba Vì để đăng bài tìm phòng với nội dung: "Mình cần tìm villa có bể bơi riêng dành cho 10-11 người vào ngày 13 và 14-8". Ngay sau đó, chị nhận được hàng loạt bình luận tư vấn, tin nhắn mời chào tìm hiểu điểm lưu trú như nhu cầu.

Chị Lan đã lựa chọn A.V villa theo tư vấn của tài khoản Facebook Hồ Thị H. vì giá rẻ và được hướng dẫn kết bạn Zalo với "Phạm Thanh P." để được tư vấn và hỗ trợ đặt phòng.

Trong quá trình trao đổi thông tin, chị Lan được P. hướng dẫn chuyển tiền cọc tương ứng với 50% giá thuê villa vào số tài khoản 102.318.XXXX của Phạm Thanh P., để xác nhận đặt phòng. Chị Lan chuyển khoản lần 1 cho người này số tiền 3,5 triệu đồng. 

Sáng 12-8, P. tiếp tục nhắn tin hướng dẫn chị Lan chuyển khoản 50% giá thuê còn lại trước khi đến nhận villa vào ngày 13-8. Thấy nghi ngờ, chị Lan hỏi ý kiến bạn bè thì nhận được thông tin có trường hợp cần trả hết 100% tiền phòng, nên chuyển thêm 3,5 triệu đồng. 

Trưa cùng ngày, P. nhắn tin cho chị Lan với nội dung hệ thống xác nhận đặt phòng bị lỗi, yêu cầu chị Lan chuyển khoản đủ 7 triệu đồng tiền thuê trong một lần để có thể nhận mã check-in.

Chị cho hay không muốn chuyển khoản thêm nữa thì người này liên tục nhắn tin thúc giục. Sau khi bị phát hiện hành vi lừa đảo, tài khoản Hồ Thị H. đã chặn tài khoản Facebook, còn Phạm Thanh P. chặn Zalo, số điện thoại của chị.

Chị Lan chia sẻ, vì số tiền bị lừa không lớn, chị ngại khai báo với cơ quan chức năng.

Tương tự chị Lan, chị Linh (Hà Nội) cũng bị mất số tiền cọc 3 triệu đồng khi chuyển khoản đặt cọc phòng cho đối tượng có tài khoản Zalo Đức L. villa.

Chị Linh chia sẻ, một phần cũng vì bản thân chủ quan không kiểm tra kỹ fanpage, căn cước công dân của người tư vấn trước khi chuyển khoản, nên đành ngậm ngùi chấp nhận mất tiền.

Mới đây, các khách hàng bị lừa tiền cọc khi đặt phòng homestay, villa tại Hà Nội đã tập hợp lại để cùng làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng mong được giúp đỡ. Hiện, nhóm đã có hơn 60 thành viên, số tiền mỗi thành viên trong nhóm bị lừa từ 2 - 11 triệu đồng.

Số người bị lừa tiền cọc khi đặt phòng homestay, villa tại Hà Nội chưa dừng lại ở con số trên.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Nguyễn An Bình - Đoàn luật sư TP Hà Nội - cho biết nhóm này có dấu hiệu của hai tội danh: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, với số tiền chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng sẽ bị phạt từ 2 đến 7 năm tù theo quy định tại khoản 2.

Thứ hai, tội làm giả con dấu, tài liệu của các tổ chức. Trong trường hợp, các đối tượng làm giả từ 6 con dấu, tài liệu trở lên (mỗi chứng minh nhân dân, căn cước công dân được tính là một con dấu, tài liệu) sẽ bị phạt 3-7 năm tù theo quy định tại khoản 3 điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015.

Người dân nên trình báo với cơ quan công an

Ngày 18-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Phòng tham mưu (thuộc Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) nhận định hành vi trên của các đối tượng là một phương thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong rất nhiều phương thức lừa đảo trên không gian mạng hiện nay.

Thời gian vừa qua, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn như phòng ngừa xã hội, tuyên truyền tới người dân nhận biết các thủ đoạn, hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng để nâng cao cảnh giác.

“Đối với người dân, phải tỉnh táo, thận trọng trước các thông tin ở trên mạng. Trong câu chuyện này, cần phải tìm kiếm các trang thông tin chính thống để mình trao đổi, lựa chọn. Cụ thể về việc đặt phòng, nên tìm các trang web của các công ty du lịch có uy tín.

Đặc biệt, khi chuyển khoản tiền cọc phòng, phải tìm hiểu kỹ thông tin mà bên cho thuê cung cấp có chính thống hay không, hay là mập mờ, bởi hiện nay trên mạng tính ẩn danh rất cao, gây rủi ro cho người có nhu cầu đặt phòng” - vị đại diện trên nói.

Đại diện Phòng tham mưu - Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - cũng khuyến cáo khi phát hiện mình bị lừa đảo, người dân nên đến trình báo với các cơ quan công an có thẩm quyền để tiến hành điều tra, thu hồi tài sản cho người dân và xử lý đối tượng vi phạm.

PHẠM TUẤN

Theo Nguyễn Hiền/ Tuổi trẻ

https://dulich.tuoitre.vn/hang-chuc-khach-hang-to-bi-lua-tien-coc-khi-dat-phong-homestay-villa-20220815161824864.htm

  • Từ khóa

Việt Nam lần đầu có tác giả được Routledge xuất bản sách khoa học thể thao

Sau 2 năm nghiên cứu và sáng tạo, tiến sĩ Nguyễn Trà Giang (Dr. Jane Nguyen) đã cho ra mắt cuốn sách đặc biệt với chủ đề nghiên cứu về mô hình thể...
16:26 - 24/11/2024
127 lượt xem

Câu hò, điệu ví của ông cha làm nên cốt cách, tâm hồn người dân xứ Nghệ

Tối 23-11, tại quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa...
08:22 - 24/11/2024
321 lượt xem

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11...
16:55 - 22/11/2024
1,283 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
1,278 lượt xem

'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' đưa 100 văn nghệ sĩ TP.HCM thăm vùng Tây Bắc

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' diễn ra từ ngày 26 đến 30-11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh...
14:14 - 22/11/2024
1,364 lượt xem