19
/
120720
Kiệt quệ vì dịch, chủ tàu Hạ Long phải vay tín dụng đen, bán tàu để "sống"
kiet-que-vi-dich-chu-tau-ha-long-phai-vay-tin-dung-den-ban-tau-de-song
news

Kiệt quệ vì dịch, chủ tàu Hạ Long phải vay tín dụng đen, bán tàu để "sống"

Thứ 4, 01/12/2021 | 07:12:21
2,125 lượt xem

Sau gần hai năm đại dịch, toàn bộ tàu du lịch Hạ Long phải dừng hoạt động trong một thời gian dài, 3.000 người lao động mất việc làm, nhiều chủ tàu phải vay tín dụng đen, bán tàu để sống sót.

Sáng ngày 30/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn du lịch toàn quốc "Giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam" theo hình thức trực tuyến tại 26 điểm cầu trên toàn quốc. Diễn đàn có sự tham gia của các cơ quan quản lý du lịch, hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố.

Chia sẻ về khó khăn khi phải đối mặt với các làn sóng Covid-19 liên tiếp trong 2 năm qua, ông Đào Mạnh Lượng, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Ninh, chi hội trưởng chi hội tàu du lịch Hạ Long cho biết: Chi hội tàu du lịch Hạ Long có 240 hội viên, với 505 tàu các loại và khoảng 4000 lao động.

Sau gần hai năm đại dịch, toàn bộ tàu du lịch Hạ Long phải dừng hoạt động trong một thời gian dài, 3.000 người lao động mất việc làm. Số ít còn lại là trông giữ, bảo dưỡng máy, vận hành tàu... 

Theo ông Lượng, để có chi phí trả cho người lao động, nhiều chủ tàu phải tìm đến vay vốn từ tín dụng đen. 

Kiệt quệ vì dịch, chủ tàu Hạ Long phải vay tín dụng đen, bán tàu để sống - 1

Tàu du lịch "đắp chiếu" tại Cảng tàu quốc tế Hạ Long, Quảng Ninh (Ảnh: An Nhiên).

Lấy luôn ví dụ thực tế của bản thân, ông Lượng hiện quản lý 8 tàu, mỗi tháng phải chi ít nhất 200 triệu đồng, 6 tháng tiêu hết 1 tỷ đồng.

Và để duy trì 8 con tàu này, ông đã phải quyết định bán bớt tàu để có kinh phí "nuôi" số tàu còn lại.

Nói về những khó khăn khi hoạt động trở lại sau dịch, ông Lượng chỉ ra 3 điểm lớn nhất: Một là không có khách du lịch, bởi tâm lý khách vẫn còn e ngại đi du lịch trong thời điểm này. Hai là không có lực lượng lao động do phần lớn lực lượng này đã chuyển nghề, thiếu thốn đầu tư tu sửa tàu.

Ba là do các cơ quan Nhà nước sợ trách nhiệm nên đưa ra những quy định rất ngặt nghèo, thậm chí là không đồng bộ, gây khó khăn trong công tác đón khách.

Bên cạnh đó, ông Lượng cũng chỉ ra thêm những bất cập khi tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước: "Chính sách hỗ trợ rất khó tiếp cận vì có quá nhiều thủ tục hành chính. Và nếu các doanh nghiệp có tiếp cận được các chính sách hỗ trợ đó thì cũng rất nhỏ nhoi và thật sự không thể nào vực dậy doanh nghiệp.

Ví dụ như gói vay trả lương ngừng việc, nghe rất nhân văn nhưng thực tế chưa được 6% chi hội tàu chúng tôi tiếp cận được nguồn vốn này".

Ông Lượng đề xuất cần có thêm chính sách hỗ trợ phù hợp, đồng bộ để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước đại dịch.

Ghi nhận những khó khăn của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết đơn vị đã tham mưu, đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành trong quá trình hỗ trợ những chính sách về thuế, chính sách tín dụng và chính sách an sinh xã hội.

Theo số liệu thống kê mới nhất, đã có gần 14.000 hướng dẫn viên được nhận hỗ trợ với tổng mức hỗ trợ là hơn 51 tỉ đồng. Bên cạnh đó, các chính sách như giảm giá điện cho cở sở lưu trú, giảm 50% phí giấy cấp phép, giảm 80% tiền ký quỹ đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp lữ hành.

Kiệt quệ vì dịch, chủ tàu Hạ Long phải vay tín dụng đen, bán tàu để sống - 2

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát biểu tại diễn đàn "Giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam". (Ảnh: Hà Hiền).

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Trùng Khánh đề nghị các đơn vị cần tích cực nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp chung để nắm bắt các cơ hội phục hồi ngành du lịch nhằm đạt được kết quả như kỳ vọng, khôi phục hoạt động du lịch theo phương châm: "Du lịch an toàn, an toàn đến đâu, mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn".

Cũng tại diễn đàn, nhiều đơn vị quản lý, doanh nghiệp cũng đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Flamingo Redtours cho rằng, việc xây dựng sản phẩm cần tính toán theo hướng mở, thuận lợi xử lý, điều chỉnh linh hoạt, đưa thêm những điều kiện thay đổi cho khách hàng. Sản phẩm được cá biệt hóa tới từng đối tượng khách hàng để tạo cảm giác yên tâm cho khách.

Theo Hà Hiền/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/du-lich/kiet-que-vi-dich-chu-tau-ha-long-phai-vay-tin-dung-den-ban-tau-de-song-20211130201312625.htm

  • Từ khóa

Việt Nam lần đầu có tác giả được Routledge xuất bản sách khoa học thể thao

Sau 2 năm nghiên cứu và sáng tạo, tiến sĩ Nguyễn Trà Giang (Dr. Jane Nguyen) đã cho ra mắt cuốn sách đặc biệt với chủ đề nghiên cứu về mô hình thể...
16:26 - 24/11/2024
266 lượt xem

Câu hò, điệu ví của ông cha làm nên cốt cách, tâm hồn người dân xứ Nghệ

Tối 23-11, tại quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa...
08:22 - 24/11/2024
432 lượt xem

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11...
16:55 - 22/11/2024
1,412 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
1,403 lượt xem

'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' đưa 100 văn nghệ sĩ TP.HCM thăm vùng Tây Bắc

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' diễn ra từ ngày 26 đến 30-11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh...
14:14 - 22/11/2024
1,498 lượt xem