19
/
117867
5 di tích tháp Chăm ở Bình Định cần kinh phí để tu bổ, tôn tạo
5-di-tich-thap-cham-o-binh-dinh-can-kinh-phi-de-tu-bo-ton-tao
news

5 di tích tháp Chăm ở Bình Định cần kinh phí để tu bổ, tôn tạo

Thứ 6, 08/10/2021 | 16:22:37
2,509 lượt xem

Tỉnh Bình Định đề nghị Trung ương cấp kinh phí để tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa cấp quốc gia đặc biệt tháp Chăm Dương Long và các tháp Bánh Ít, Thủ Thiện, Phú Lốc…

Ngày 8.10, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã có văn bản đề nghị Bộ VH-TT-DL, Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí 344 tỉ đồng để thực hiện quy hoạch, bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia có giá trị tiêu biểu giai đoạn 2021 - 2025.

Nhiều di tích cần được tu bổ, tôn tạo

Trong đó, dự kiến kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cảnh quan, tu bổ, tôn tạo di tích tháp Chăm Dương Long (ở H.Tây Sơn) là 65 tỉ đồng. Tháp Dương Long được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 và được Henri Parmentier (nhà khảo cổ học người Pháp) đánh giá là một công trình kiến trúc - điêu khắc Chăm Pa hoành tráng và lộng lẫy ở vùng Đông Nam Á. Năm 2015, quần thể tháp Dương Long đã được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Tháp Chăm Dương Long được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt XUÂN TUYẾN

Trưng bày nội thất, hiện vật Bảo tàng tỉnh Bình Định dự kiến 80 tỉ đồng. Hiện tỉnh Bình Định có chủ trương đầu tư xây dựng mới Bảo tàng Bình Định tại Khu vực Quảng trường Nguyễn Tất Thành (phía sau tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành, ở TP.Quy Nhơn).

Quy hoạch, đầu tư xây dựng Trung tâm võ thuật cổ truyền Bình Định (ở TP.Quy Nhơn) dự kiến kinh phí khoảng 60 tỉ đồng. Năm 2012, Bộ VH-TT-DL ghi danh Võ cổ truyền Bình Định là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện UBND tỉnh Bình Định đã giao Sở VH-TT tỉnh này phối hợp Cục Di sản Văn hóa và các ngành liên quan xây dựng hồ sơ khoa học để trình UNESCO công nhận Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Biểu diễn võ cổ truyền Bình Định tại chùa Long Phước ĐÀO TIẾN ĐẠT

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cụm tháp Bánh Ít (H.Tuy Phước) cần 25 tỉ đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tháp Thủ Thiện (H.Tây Sơn) dự kiến 15 tỉ đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tháp Phú Lốc (TX.An Nhơn) dự kiến 20 tỉ đồng.

Tháp Bánh Ít TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

 Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảnh quan, tu bổ và tôn tạo Khu di tích mộ danh nhân nghệ thuật tuồng Đào Tấn (H.Tuy Phước) dự kiến 12 tỉ đồng.

Quy hoạch, đầu tư xây dựng, tu bổ và tôn tạo Khu di tích Thành Hoàng Đế - giai đoạn 2 ở TX.An Nhơn (xây dựng khu Đền thờ Thái Đức Nguyễn Nhạc) dự kiến kinh phí 40 tỉ đồng và một số di tích khác.

Nhiều di tích chưa phát huy được giá trị

Theo Sở VH-TT tỉnh Bình Định, trên địa bàn tỉnh này hiện có 133 di tích được xếp hạng, gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia, 97 di tích cấp tỉnh… Tuy nhiên, hầu hết là di tích ngoài trời, trải qua thời gian, cùng với nhiều biến động lịch sử, thiên tai nên nhiều di tích đã xuống cấp.

Hiện tỉnh Bình Định đang tập trung nguồn lực đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng du lịch, tôn tạo các di tích, lịch sử có trọng điểm nhằm khai thông và phát huy giá trị tiềm năng di sản văn hóa, du lịch các điểm đến, tạo điều kiện cơ sở cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu và đầu tư du lịch.

Biểu diễn võ cổ truyền tại tháp Bánh Ít để thu hút khách du lịch TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

Ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho rằng hệ thống di sản văn hóa, lịch sử, tài nguyên thắng cảnh du lịch của tỉnh này phong phú và đa dạng nhưng đầu tư khai thác, phát triển chưa tương xứng với ý nghĩa lịch sử, tiềm năng. Một trong những khó khăn, hạn chế nêu trên là do hệ thống các công trình di sản văn hóa và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đi cùng xuống cấp, thiếu nguồn vốn để đầu tư, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản.

UBND tỉnh Bình Định mong Bộ VH-TT-DL, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính xem xét đưa các danh mục di sản văn hóa tiêu biểu nêu trên vào kế hoạch bố trí kinh phí để thực hiện theo Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15.7 vừa qua.

Theo Hoàng Trọng/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/5-di-tich-thap-cham-o-binh-dinh-can-kinh-phi-de-tu-bo-ton-tao-post1388158.html

  • Từ khóa

Việt Nam lần đầu có tác giả được Routledge xuất bản sách khoa học thể thao

Sau 2 năm nghiên cứu và sáng tạo, tiến sĩ Nguyễn Trà Giang (Dr. Jane Nguyen) đã cho ra mắt cuốn sách đặc biệt với chủ đề nghiên cứu về mô hình thể...
16:26 - 24/11/2024
173 lượt xem

Câu hò, điệu ví của ông cha làm nên cốt cách, tâm hồn người dân xứ Nghệ

Tối 23-11, tại quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa...
08:22 - 24/11/2024
357 lượt xem

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11...
16:55 - 22/11/2024
1,323 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
1,319 lượt xem

'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' đưa 100 văn nghệ sĩ TP.HCM thăm vùng Tây Bắc

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' diễn ra từ ngày 26 đến 30-11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh...
14:14 - 22/11/2024
1,407 lượt xem