19
/
112673
Bia ‘Hạ mã’ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có phải là nơi để sĩ tử khấn cầu may mắn?
bia-ha-ma-o-van-mieu-quoc-tu-giam-co-phai-la-noi-de-si-tu-khan-cau-may-man
news

Bia ‘Hạ mã’ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có phải là nơi để sĩ tử khấn cầu may mắn?

Thứ 4, 07/07/2021 | 17:04:03
1,395 lượt xem

Mấy hôm nay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, sĩ tử Hà Nội và các tỉnh lân cận tìm về Văn Miếu - Quốc Tử Giám khấn vái tấm bia 'Hạ mã' cầu may, nhưng chưa chắc hiểu rõ ý nghĩa của tấm bia này.

Các sĩ tử và người thân khấn vái tấm bia 'Hạ mã' ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước kỳ thi tốt nghiệp THPT /// Ảnh: Trọng Tài

Các sĩ tử và người thân khấn vái tấm bia 'Hạ mã' ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hiện nay nhiều người vẫn chưa biết rõ ý nghĩa của bia "Hạ mã" (có nghĩa là xuống ngựa), tưởng là nơi thờ thần thánh nên cung kính dâng hương, hoa rồi cúng bái trước bia này. Đây là điều không nên làm vì những lẽ sau.

Ngày xưa, trước những dinh thự của quan to, những miếu thờ, cổng làng xưa, thậm chí là ở giếng lớn…, ta có thể thấy bia "Hạ mã', đặc biệt là ở những nơi quan trọng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ở Văn Miếu môn - cổng tam quan phía ngoài, có 2 tấm bia ghi chữ Hán là下馬 (Hạ mã). Hai tấm bia này dùng để phân định ranh giới chiều ngang cổng của Văn Miếu. Ngày xưa, bất cứ vị quan lớn hay chức sắc nào của triều đình khi tới cổng đều phải dừng trước bia "Hạ Mã" (xuống ngựa), đi bộ từ bia bên này sang bia bên kia rồi mới được lên ngựa. Nghi thức này để tỏ lòng tôn trọng các vị tiến sĩ cũng như những văn bia đặt trong Văn Miếu.

Bia ‘Hạ mã’ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có phải là nơi để sĩ tử khấn cầu may mắn? - ảnh 1

Hình ảnh các sĩ tử khấn vái trước kỳ thi tốt nghiệp THPT tại bia "Hạ mã" ở trước Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà nội) được chia sẻ trên mạng

Biểu trưng cho thứ bậc và phép tắc xã hội thời phong kiến

Không chỉ ở Việt Nam, loại bia này phổ biến trong kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Á, phần lớn được làm bằng đá cẩm thạch, đá granit hoặc gỗ. Bia này thường được dựng ở bên trái và bên phải của lối vào chính (cụ thể là cổng phía nam) của khu phức hợp như đền thờ, lăng mộ, cung điện…

Loại bia này là một tượng đài sắc lệnh, tương đương với lệnh truyền khẩu của hoàng đế, có lính canh trước cửa để giám sát, ai làm trái sẽ bị trị tội. Bia "Hạ mã" biểu trưng cho thứ bậc và phép tắc xã hội thời phong kiến, xuất phát từ quan niệm đạo đức của Nho giáo. 

Ở Trung Quốc, bia "Hạ mã" thường được dựng phía trước 3 loại công trình: lăng tẩm của các triều đại (như lăng nhà Minh, nhà Thanh); các cung điện hoàng gia; thánh địa tôn giáo và các đền thờ (tổ tiên, các vị hoàng đế). Có lẽ tấm bia "Hạ mã" sớm nhất ở Trung Quốc là tấm dựng ở phía trước cửa chính của chùa Khổng Tử, tọa lạc ở thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Bia này được dựng lần đầu vào triều đại nhà Kim - Minh Xương thứ II (năm 1191), sau đó được xây dựng lại vào năm Vĩnh Lạc thứ XV thời nhà Minh (1417).

Bia ‘Hạ mã’ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có phải là nơi để sĩ tử khấn cầu may mắn? - ảnh 2

Bia "Hạ mã" trước lối vào chính của đền Khổng Tử ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc)

Tương truyền vào triều đại nhà Tân, gần bia "Hạ mã", Hoàng đế Vương Mãng (王莽,45 TCN - 23) cho dựng thêm Thượng mã thạch để những người vóc người thấp bé bước lên, dễ dàng lên ngựa. Thượng mã thạch là một bục đá hình chữ L, rất phổ biến vào thời nhà Thanh.

Ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, bia "Hạ mã" còn được dựng ở những di tích nổi tiếng của thế giới, ví dụ như cầu Thiện Trúc (선죽교, Seonjuk), nơi được xếp vào loại bảo vật quốc gia của Bắc Triều Tiên; ở Tông miếu - tức đền Jongmyo (종묘) tọa lạc tại Seoul (Hàn Quốc), là nơi tưởng niệm các vị vua và hoàng hậu đã khuất của Triều đại Joseon (1392–1897); ở Sùng Nguyên tự (Sōgen-ji) - một ngôi chùa Phật giáo tại Naha, tỉnh Okinawa (Nhật Bản); ở Khánh Ninh tự, tức đền Amalbayasigalang của Mông Cổ…

Bia ‘Hạ mã’ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có phải là nơi để sĩ tử khấn cầu may mắn? - ảnh 3

Bia "Hạ mã" ở chùa Đông Quan (Hàn Quốc)

Ở Việt Nam, ngoài bia "Hạ mã", trên trục chính của Hoàng thành Huế, phía trước Phu Văn Lâu, ta còn thấy câu "Khuynh cái hạ mã" (傾蓋下馬), nghĩa là ‘”nghiêng lọng và xuống ngựa”. Bất kỳ ai thấy câu này cũng đều phải nghiêng lọng (nếu có) và xuống ngựa để tỏ lòng tôn trọng hoàng đế và những gì được niêm yết trong Phu Văn Lâu....

Nhìn chung, ngày nay ở nước ta thường có bảng “Yêu cầu tắt máy, xuống xe, dẫn bộ” ở trước cổng các cơ quan. Về chức năng thì bảng này có vẻ giống như bia "Hạ mã", song không tôn nghiêm bằng. Dẫu thế nào thì hiện nay bia "Hạ mã" cũng chỉ còn là di tích, không cần phải dâng hoa, thắp hương, chiêm bái... tấm bia ấy vì đó không phải là bia linh thiêng, thờ thần thánh hay tiên Phật nào cả.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/van-hoa/bia-ha-ma-o-van-mieu-quoc-tu-giam-co-phai-la-noi-de-si-tu-khan-cau-may-man-1410384.html

  • Từ khóa

Nỗ lực lan tỏa di sản tư liệu Việt Nam

Việc những bản đúc nổi trên cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế vừa được công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nâng tổng số di sản tư liệu...
15:59 - 10/05/2024
260 lượt xem

Đề xuất chi hơn 256 nghìn tỉ đồng phát triển văn hóa

Bộ VH-TT-DL đề xuất chi 256.250 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong 11 năm từ 2025 - 2035, phấn đấu công nghiệp văn...
13:58 - 10/05/2024
314 lượt xem

Nghệ sĩ cải lương Nam, Bắc hội ngộ đờn ca tài tử ở Hải Phòng

Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam Bắc đã hội ngộ trong Liên hoan Nghệ thuật đờn ca tài tử mở rộng do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức tối 9-5, tại...
14:30 - 10/05/2024
307 lượt xem

Tranh luận chuyện mời TikToker đào tạo tại 'Học viện cải lương', nhà sản xuất nói gì?

Việc TikToker Đức Anh trở thành khách mời trong 'Học viện cải lương' khiến nhiều người e dè. Phía nhà sản xuất cũng có những phản hồi liên quan đến thông...
11:11 - 10/05/2024
411 lượt xem

Festival Huế 2024: ‘Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển’

Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ VHTT&DL, Bộ TT&TT tổ chức họp báo quốc tế về Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn...
10:35 - 10/05/2024
383 lượt xem