190
/
178292
Các nhà khoa học tìm ra cách pha cà phê tốt cho sức khỏe
cac-nha-khoa-hoc-tim-ra-cach-pha-ca-phe-tot-cho-suc-khoe
news

Các nhà khoa học tìm ra cách pha cà phê tốt cho sức khỏe

Chủ nhật, 30/03/2025 | 10:30:00
3,881 lượt xem

Uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh như tim mạch, mất trí nhớ, Parkinson, ung thư... Để gặt hái được nhiều lợi ích của cà phê, ngoài số lượng, thì cách pha cũng cực kỳ quan trọng.

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrition, Metabolism and Cardiovascular Diseases, đã chỉ ra cách pha cà phê tốt nhất giúp bạn phòng ngừa việc tăng cholesterol xấu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy vô số lợi ích của cà phê, kể cả tác dụng giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, một số hợp chất trong cà phê có thể cản trở lợi ích này. Đó là diterpene cafestol và kahweol vốn có thể làm tăng mức cholesterol xấu.

Lợi ích của tác cà phê có thể phụ thuộc vào số tách bạn uống mỗi ngày, thời điểm uống và cả cách pha

Chính vì vậy, nhằm tìm ra cách pha cà phê tốt nhất để loại bỏ các chất trên, các nhà khoa học tại Đại học Uppsala hợp tác với các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển) đã tiến hành thử nghiệm đo hàm lượng cafestol và kahweol trong cà phê - được pha từ 14 loại máy pha cà phê khác nhau và cà phê pha theo cách truyền thống như đun sôi, lọc qua phin hay giấy lọc thông thường và cả lọc qua vải.

Lọc cà phê có thể tạo ra sự khác biệt lớn

Kết quả đã phát hiện hóa ra phương pháp pha cà phê thủ công lọc qua phin hoặc giấy lọc là tốt nhất trong việc loại bỏ 2 chất làm tăng cholesterol này, theo trang tin ScienceAlert.

Riêng với cà phê đun sôi, nếu không lọc qua vải thì hàm lượng cafestol và kahweol cao. Tuy nhiên, sau khi lọc qua vải hàm lượng 2 chất này đã giảm đáng kể.

Ngược lại, cà phê pha máy vẫn chứa hàm lượng cafestol và kahweol khá cao.

Tác giả nghiên cứu, chuyên gia David Iggman, Phó giáo sư dinh dưỡng lâm sàng tại Đại học Uppsala, cho biết: Quá trình lọc đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất làm tăng cholesterol trong cà phê.

Hóa ra phương pháp pha cà phê thủ công lọc qua phin hoặc giấy lọc là tốt nhất 

Nhóm nghiên cứu đã tính toán lợi ích khi uống 3 tách cà phê mỗi ngày, 5 ngày một tuần và nhận thấy: Uống cà phê được lọc qua phin hoặc giấy lọc có thể làm giảm mức cholesterol xấu tương đương 13% nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch trong 5 năm và giảm 36% nguy cơ trong 40 năm, so với uống cà phê pha máy.

Các nhà nghiên cứu kết luận: Đối với những người uống nhiều cà phê hằng ngày, rõ ràng là cà phê được lọc (qua phin, giấy lọc hoặc vải) là lựa chọn tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã quen thưởng thức cà phê pha máy, đừng băn khoăn. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh uống cà phê thường xuyên thực sự tốt cho tim mạch, bất kể pha bằng cách nào, theo ScienceAlert.

Theo Thiên Lan/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/cac-nha-khoa-hoc-tim-ra-cach-pha-ca-phe-tot-cho-suc-khoe-185250329223908825.htm

  • Từ khóa

8 bệnh nguy hiểm liên quan đến căng thẳng

Căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và khi trở thành mạn tính có thể gây nhiều bệnh tật, thậm chí nguy hiểm…
07:54 - 13/04/2025
231 lượt xem

Dùng hết ngày nghỉ phép giúp ta sống khỏe hơn

Tuổi thọ là chủ đề quan trọng trong y học suốt nhiều thập niên. Nhưng những năm gần đây trọng tâm đã chuyển sang "thời gian khỏe mạnh" (health span), tức...
17:08 - 12/04/2025
556 lượt xem

Đột tử do loạn nhịp tim: 3 dấu hiệu cảnh báo trước vài ngày

Hội chứng đột tử do loạn nhịp tim xảy ra khi tim ngừng đập đột ngột do rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Hệ quả là máu không đến được các cơ quan quan...
07:24 - 12/04/2025
822 lượt xem

Gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ ung thư, dấu hiệu nào nhận biết sớm?

Gan nhiễm mỡ đang trở thành một trong những bệnh lý phổ biến, đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi lối sống thiếu vận động và chế độ ăn uống không lành...
16:25 - 11/04/2025
1,154 lượt xem

15 "bí kíp" giúp đột quỵ, trầm cảm, mất trí lui bước

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra các vấn đề có thể dẫn đến ít nhất 2 trong 3 tình trạng sức khỏe đáng ngại là đột quỵ, trầm cảm và mất trí nhớ.
14:59 - 11/04/2025
1,201 lượt xem