11
/
169913
Thụy Điển 'phi số hóa' trường học thế nào?
thuy-dien-phi-so-hoa-truong-hoc-the-nao
news

Thụy Điển 'phi số hóa' trường học thế nào?

Thứ 7, 21/09/2024 | 09:39:00
2,101 lượt xem

Dù là nước tiên phong ứng dụng công nghệ vào trường học, Thụy Điển đang tìm cách hạn chế học sinh sử dụng thiết bị di động.

Học sinh Thụy Điển đọc sách thay vì dùng điện thoại vào giờ ra chơi. 

Điều này nhận được nhiều phản ứng tích cực từ học sinh, giáo viên, chuyên gia giáo dục.

Năm 2017, ngành Giáo dục Thụy Điển triển khai chiến lược số hóa 5 năm nhằm tăng cơ hội giúp học sinh đạt được trình độ năng lực số cao và thúc đẩy phát triển kiến thức, cơ hội bình đẳng và khả năng tiếp cận công nghệ.

Hiện nay, Thụy Điển là quốc gia sử dụng Internet cao thứ 2 Liên minh châu Âu (EU), sau Đan Mạch nhưng chính phủ lo ngại người trẻ tuổi đang sử dụng công nghệ quá mức. Do đó, nước này đang tìm cách giúp học sinh cân bằng giữa công nghệ và cuộc sống thực.

Ông Jakob Forssmed, Bộ trưởng Xã hội và Y tế Công cộng, cho biết: “Các trường học có trách nhiệm trang bị cho trẻ em trước cuộc sống thực tế nhưng những gì chúng ta đang thực hiện không như vậy. Học sinh Thụy Điển bị giảm khả năng thể chất và trí tuệ do dành nhiều giờ trực tuyến”.

Chuyên gia này lấy dẫn chứng thanh thiếu niên Thụy Điển ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, chủ yếu do sử dụng di động trong khi các nghiên cứu khuyến khích thanh thiếu niên ngủ 8 - 9 tiếng. Vấn đề thiếu ngủ vì thiết bị di động đang bị đánh giá thấp.

“Thiếu ngủ sẽ dẫn đến giảm khả năng phục hồi khi bị căng thẳng và tăng nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm, tự tử, lo lắng”, ông Forssmed bày tỏ.

Chính phủ Thụy Điển dự kiến cấm học sinh từ lớp 1 - 9 không sử dụng điện thoại di động trong thời gian ở trường, kể cả giờ giải lao. Chính sách trên được ban hành dựa trên hướng dẫn của Cơ quan Y tế Công cộng.

Theo đó, trẻ dưới 2 tuổi được khuyến cáo không tiếp xúc với màn hình. Trẻ 2 – 5 tuổi sử dụng màn hình một giờ mỗi ngày. Trẻ từ 6 – 12 tuổi sử dụng tối đa 2 giờ và 3 giờ đối với thanh thiếu niên.

Ủng hộ kế hoạch trên của chính phủ, nhiều cơ sở giáo dục Thụy Điển đã triển khai một số biện pháp giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của học sinh.

Đơn cử, ông Patrik Sander, hiệu phó một trường THCS tại thành phố Malmo cho biết, trường đã cấm học sinh sử dụng điện thoại di động ngoài giờ ăn trưa trong nhiều năm nay. Nhà trường treo các pano, áp phích hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ đúng cách và tác hại khi nghiện Internet.

“Chúng tôi làm điều đó không phải cho bản thân mà vì tương lai của học sinh”, ông Sander nhấn mạnh.

Một ích lợi khác của việc kiểm soát các thiết bị là giảm nguy cơ bạo lực học đường. Ông Sander cho biết, nhiều học sinh sử dụng mạng xã hội là công cụ để công kích, bắt nạt bạn học, tạo nên tình trạng bạo lực học đường online. Khi các em giảm tần suất sử dụng điện thoại và tăng tương tác trực tiếp, tình trạng trên cũng giảm đi.

Tương tự, ở vùng ngoại ô Stockholm, nhiều trường học yêu cầu học sinh tiểu học cất điện thoại vào túi riêng trước khi vào lớp. Nhiều em chia sẻ kết quả tích cực sau hành động này.

Em Emma, 10 tuổi, nói: “Chúng cháu sử dụng TikTok và Snapchat nhiều đến mức nghiện. Khi có điện thoại bên cạnh, chúng cháu luôn muốn kiểm tra nó nhưng khi không, chúng cháu có thể tập trung tốt hơn vào bài học”.

Theo Tú Anh/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/thuy-dien-phi-so-hoa-truong-hoc-the-nao-post701569.html

  • Từ khóa

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay.
07:25 - 10/11/2024
553 lượt xem

Phụ huynh Hàn Quốc đổ xô mua 'thuốc thông minh'

Chỉ còn một tuần nữa, kỳ thi tuyển sinh đại học tại Hàn Quốc, còn gọi là Suneung, sẽ diễn ra.
17:16 - 09/11/2024
850 lượt xem

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền...
12:16 - 09/11/2024
1,000 lượt xem

Tạo đột phá phát triển giáo dục đại học

Tự chủ là điểm đột phá, động lực cho các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và dần phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển theo chuẩn mực quốc tế...
09:18 - 09/11/2024
1,041 lượt xem

Quy định tuyển dụng giáo viên: Coi trọng đặc thù nghề nghiệp

Quy định về tuyển dụng giáo viên trong dự thảo Luật Nhà giáo đặt ra một số yêu cầu nhằm đáp ứng đặc thù nghề nghiệp.
17:47 - 08/11/2024
1,438 lượt xem