16
/
60612
Bán thuốc giả có thể bị phạt tới án tử hình
ban-thuoc-gia-co-the-bi-phat-toi-an-tu-hinh
news

Bán thuốc giả có thể bị phạt tới án tử hình

Thứ 4, 02/05/2018 | 08:16:42
910 lượt xem

Theo điều 194 Bộ luật Hình sự 2015, người buôn bán, sản xuất tân dược giả sẽ bị phạt thấp nhất hai năm tù.

Điều 6 Luật Dược 2016 nghiêm cấm các hành vi kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc giả, kém chất lượng. Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng mà hành vi buôn bán thuốc giả, kém chất lượng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính: Theo quy định tại khoản 1, 2 điều 11 Nghị định 185/2013 ngày 13/11/2013, hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng tùy theo số lượng giá trị của hàng thật. Với hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt này có thể gấp hai lần.

Người thực hiện hành vi này còn có thể bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 6-12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi buôn bán thuốc giả là buộc tiêu hủy tang vật, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

Về xử lý trách nhiệm hình sự: Người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, quy định tại điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt thấp nhất là hai năm tù, cao nhất là tử hình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền 1-20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn 1-3 năm.

Trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền 100-300 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn 1-3 năm.

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Theo VnExpress

  • Từ khóa

Tạm giữ 134 sổ tiết kiệm hơn ngàn tỉ, 97 miếng kim loại màu vàng trong vụ Xuyên Việt Oil

Cơ quan điều tra đã thu giữ 134 sổ tiết kiệm, gần 20 sổ đỏ, 97 miếng kim loại màu vàng, xe ô tô, 10 đồng hồ hiệu và nhiều tài sản giá trị khác khi khám...
14:25 - 20/09/2024
52 lượt xem

Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia

Các đối tượng đã lợi dụng hoạt động môi giới hôn nhân để tìm kiếm, dụ dỗ những người phụ nữ Việt Nam đồng ý đi xem mặt, chọn vợ, lấy chồng Trung Quốc, sau...
11:47 - 20/09/2024
120 lượt xem

Công an TP.HCM bắt 2 người chuẩn bị rải truyền đơn kích động tuần hành dịp 2-9

Việc bắt giữ 2 người, thu giữ 1.000 tờ truyền đơn có nội dung chống phá chính trị là chiến công đặc biệt xuất sắc của Công an TP.HCM.
10:40 - 20/09/2024
139 lượt xem

Tiếp tục bắt giữ các đối tượng trong đường dây tổ chức cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép

Ngày 11/9/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Giang ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Đỗ Văn Quân ( SN 1988) trú tại thôn...
10:31 - 20/09/2024
130 lượt xem

Xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Chi khống rồi thu tiền thật từ người dân

Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2...
08:11 - 20/09/2024
192 lượt xem