11
/
99687
Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh 3 điểm quan trọng khi thẩm định sách giáo khoa
bo-gd-dt-se-dieu-chinh-3-diem-quan-trong-khi-tham-dinh-sach-giao-khoa
news

Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh 3 điểm quan trọng khi thẩm định sách giáo khoa

Thứ 6, 30/10/2020 | 07:50:33
229 lượt xem

Chiều 29/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ điều chỉnh 3 điểm quan trọng khi thẩm định sách giáo khoa. Trong đó, có thể đăng bản mẫu để lấy ý kiến công luận trước khi thẩm định.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi tọa đàm “Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội với việc đổi mới giáo dục phổ thông”, do báo Đại biểu nhân dân tổ chức chiều 29/10.

SGK mới bắt mắt, thu hút học sinh

Theo thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Ngọc, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, sau hai tháng học sinh, phụ huynh và giáo viên được tiếp cận với chương trình sách giáo khoa (SGK) mới cho thấy, kênh hình, kênh chữ được sắp xếp rất khoa học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1. SGK được trình bày bắt mắt, cuốn hút học sinh.

Đây là những điểm đầu tiên tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

Về nội dung, theo thầy Mạnh, các bài học được sắp xếp theo từng chủ đề, có những gợi ý tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học và định hướng phát triển phẩm chất năng lực, hoạt động nào thì năng lực ấy.

Nội dung sách được sắp xếp theo mức độ phân hoá giúp học sinh có sự tò mò, hứng thú trong học tập. Đồng thời giúp giáo viên phát huy khả năng đào tạo.

Bộ GDĐT sẽ điều chỉnh 3 điểm quan trọng khi thẩm định sách giáo khoa - 1

SGK mới khá bắt mắt, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. (Ảnh: M. Hà)

Một điểm đặc điểm nữa là về sách điện tử, sách rất thuận lợi cho giáo viên giảng dạy trên lớp, từ việc chuẩn bị bài đến thực thi dạy học.

Trong các bài học thường có hoạt động giúp học sinh hoạt động. Đây cũng là công cụ giúp giáo viên biến mỗi thiết học thành một tiết học vui cho học sinh.

Đồng quan điểm với thầy Mạnh, cô Đinh Duyên Thịnh - giáo viên dạy lớp 1 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Thanh Oai, Hà Nội) cho hay, hình thức sách rất bắt mắt, tạo điều kiện cho các em yêu thích cuốn sách.

SGK có kế thừa những điểm mạnh của chương trình SGK cũ, đầu tiên là về mặt hệ thống, sau đó là sự chắc chắn trong việc đưa ra hệ thống kỹ năng phù hợp cho học sinh.

Tuy nhiên, SGK mới lại chú trọng nhiều về kỹ năng nghe, nói - nghĩa là những kỹ năng mà học sinh vốn đã có.

Nhưng ở đây, lại chú trọng giúp các em nghe - nói một cách chủ động hơn, tối ưu hóa sự phát triển trong tư duy của học sinh.

Các nội dung, bài học trong SGK giúp giáo viên có đất thể hiện sự sáng tạo, miễn sao cách thức tổ chức hoạt động của chúng tôi phù hợp với đối tượng học sinh và đạt được mục tiêu phát triển toàn diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như phẩm chất của học sinh.

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về SGK

Để tránh những điều đáng tiếc trong thẩm định SGK như vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện 3 điều chỉnh quan trọng ở trong công tác thẩm định SGK. 

Thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực nghiệm SGK. Trước đây, các nhà xuất bản phối hợp với tác giả chủ động tổ chức việc thực nghiệm thì tới đây sẽ có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp của Bộ GD&ĐT.

Thứ hai, trước khi gửi lên Bộ GD& ĐT để thẩm định, các nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định sơ bộ tại đơn vị để đánh giá, rà soát chất lượng SGK nhằm nâng cao chất lượng bản mẫu.

Thứ ba, Bộ sẽ mở rộng thêm đối tượng góp ý cho bản mẫu SGK, có thể bằng cách đăng mạng bản pdf bản mẫu SGK để xin ý kiến góp ý, nắm bắt thông tin trên diện rộng, đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và người dân.

Bộ GDĐT sẽ điều chỉnh 3 điểm quan trọng khi thẩm định sách giáo khoa - 2

Bộ GD&ĐT sẽ mở rộng thêm đối tượng góp ý cho bản mẫu SGK.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, theo quy định của Luật Giáo dục 2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm về chất lượng của SGK giáo dục phố thông.

Điều này thể hiện vai trò quản lý nhà nước của Bộ đối với việc chỉ đạo tổ chức biên soạn cũng như thẩm định SGK.

“Tôi cho rằng, Bộ GD&ĐT đã thực hiện  đúng vai trò của mình theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên trong thực tế vừa qua, khi lựa chọn ban hành các bộ SGK đưa vào trong thực tế thì còn ý kiến phản ánh từ dư luận, phụ huynh, học sinh về một vài cuốn SGK trong số 5 bộ SGK đã được thẩm định và phê duyệt.

Đây cũng là tín hiệu tích cực thể hiện sự quan tâm của phụ huynh và dư luận xã hội đối với việc đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông”, ông Phạm Tất Thắng nói.

Cũng theo ông Phạm Tất Thắng, đây là kinh nghiệm rất quý để sắp tới Bộ GD&ĐT rà soát chặt chẽ hơn khi tổ chức thẩm định các SGK, trước mắt là lớp 2 và lớp 6.

Sao cho bộ sách khi đã thẩm định, được Bộ trưởng ký quyết định công bố sẽ đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông.

Về tiến độ thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6, ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, đã được thực hiện xong vòng 1.

“Các tác giả cũng đã chỉnh sửa và chúng tôi đã bắt đầu thu sách để chuẩn bị triển khai thẩm định vòng 2.

Lần này, chúng tôi yêu cầu các thành viên Hội đồng thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận, thậm chí có thể tranh luận giữa các tác giả với Hội đồng thẩm định”, ông Thành nói.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bo-gddt-se-dieu-chinh-3-diem-quan-trong-khi-tham-dinh-sach-giao-khoa-20201029214911287.htm#dt_source=Cate_GiaoDucHuongNghiep&dt_campaign=Cover&dt_medium=1

  • Từ khóa

Tuyển sinh đại học năm 2025: Đón đầu nguồn nhân lực

Khởi động mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều cơ sở giáo dục đại học mở ngành/chương trình đào tạo mới nhằm đón đầu xu thế về nhu cầu nguồn nhân lực.
15:48 - 16/01/2025
271 lượt xem

Số lượng trường ĐH ở các nước, vùng lãnh thổ: Nơi vài trường, nơi hàng ngàn

Bức tranh giáo dục sau phổ thông trên thế giới những năm qua khá sôi động khi chứng kiến nhiều ĐH lâu đời sáp nhập, nhiều ĐH mới thành hình. Đến hiện tại,...
14:55 - 16/01/2025
310 lượt xem

Những anh hùng 'cầm phấn' tại Burkina Faso

Burkina Faso, quốc gia nằm ở Tây Phi, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng giáo dục tồi tệ nhất trong lịch sử.
10:36 - 16/01/2025
397 lượt xem

Giáo viên ở trường tự chủ thắc thỏm chờ thưởng Tết

Giáo viên ở 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và khoảng 250 cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, thị xã tại Hà Nội vẫn đang thắc thỏm chờ...
08:55 - 16/01/2025
453 lượt xem

Khó khăn dạy học tích hợp dần được tháo gỡ

Sau bỡ ngỡ ban đầu, đến nay, khó khăn, vướng mắc khi phân công giáo viên, tổ chức dạy học môn tích hợp đã cơ bản được tháo gỡ...
07:38 - 16/01/2025
457 lượt xem