11
/
98689
Xôn xao “sạn” sách tiếng Việt lớp 1: Suồng sã phương ngữ, dạy khôn lỏi?
xon-xao-san-sach-tieng-viet-lop-1-suong-sa-phuong-ngu-day-khon-loi
news

Xôn xao “sạn” sách tiếng Việt lớp 1: Suồng sã phương ngữ, dạy khôn lỏi?

Thứ 7, 10/10/2020 | 08:12:15
609 lượt xem

Một loạt “sạn” ở SGK tiếng Việt lớp 1 năm nay được chỉ ra, gây xôn xao diễn đàn mạng xã hội. Một số bài đọc dùng phương ngữ suồng sã, một số câu chuyện thiếu tính giáo dục.

Suồng sã phương ngữ

Theo phản ánh của một số chuyên gia và độc giả, một vài cuốn sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 năm nay có nhiều “sạn” khó chấp nhận.

Chẳng hạn ở bài số 33, sách tiếng Việt 1, NXB ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, bài đọc “Thỏ thua rùa”, cuốn sách viết: “Thỏ nghĩ rùa sẽ thua. Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ”.

Theo từ điển tiếng Việt, từ “nhá” là nhai kỹ cho giập, cho nát (thường vật dai, cứng, khó ăn).

Khi áp dụng từ “nhá” cho bài học này, nhiều người cho rằng chưa phù hợp với sự thảnh thơi của nhân vật.

Xôn xao “sạn” sách tiếng Việt lớp 1:  Suồng sã phương ngữ, dạy khôn lỏi? - 1

Thay vì viết “nhai” theo ngôn ngữ phổ thông, tác giả viết “nhá” cỏ, “nhá” dựa theo phương ngữ Bắc bộ.

Một độc giả cho hay, sách được viết bằng rất nhiều từ địa phương. Thay vì dùng từ phổ thông chuẩn, nhóm biên soạn sử dụng ngôn ngữ địa phương Bắc bộ. Thậm chí chỉ khu trú trong một vài vùng nhỏ ở miền Bắc.

Ví dụ: Thay vì viết “nhai” theo ngôn ngữ phổ thông, tác giả viết “nhá” cỏ, “nhá” dưa, “gà con” lại viết thành “gà nhiếp”, “gà nhí”. Con thỏ thì “nhá” cỏ “nhá” dưa, con cò thì “chén” con cá.

Hoặc, thay vì viết “không lo”, “không đem”…, để các em dễ hiểu, tác giả lại viết "chả lo", "chả đem"...

Trong bài số 31, khi học sinh học đến vần “ua, ưa” sách đưa vào dạy các chữ chứa vần này, trong đó có chữ “dưa đỏ”.

Theo một số chuyên gia, dùng từ này không chính xác, vì từ đúng của loại quả này phải là "dưa hấu đỏ" hoặc "dưa hấu" chứ không ai dùng "dưa đỏ".

Xôn xao “sạn” sách tiếng Việt lớp 1:  Suồng sã phương ngữ, dạy khôn lỏi? - 2

Thay vì viết “không lo”, “không đem”, "không có"…, để các em dễ hiểu, tác giả lại viết "chả lo", "chả đem", "chả có"...

Dạy trẻ khôn lỏi?

Ngoài việc sử dụng từ ngữ suồng sã, nhiều người phản ánh SGK tiếng Việt 1 năm nay, nhiều bài đọc sử dụng truyện ngụ ngôn, rất ít thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao Việt Nam.

"Với tâm hồn non nớt của các bé lớp 1, nếu không vừa đọc, vừa giải thích và đúc rút, chỉ ra cho các bé thì không phải tất cả các bé đều có thể hiểu được các câu chuyện ngụ ngôn.

Một số bài học thiếu tính giáo dục. Chẳng hạn bài học chị Tham lừa em Bi, em Sơn láu cá chép kết quả toán do em Hà nhắc bài", chị Lê Thị Lý (TP Hồ Chí Minh) cho biết…

Xôn xao “sạn” sách tiếng Việt lớp 1:  Suồng sã phương ngữ, dạy khôn lỏi? - 3

Nhiều người lo ngại, bài học này khuyến khích trẻ “láu cá”, thiếu tính giáo dục.

Ở bài học Hai con ngựa, sách ghi “phóng tác theo Lev Tolstoy”, tuy nhiên khác với bài thơ đẹp của đại thi hào này, câu chuyện trong SGK tiếng Việt 1 lại phóng tác theo hướng “chủ giục làm thì em sẽ trốn” (?!). 

Đến bài học "Cua, Cò và đàn cá" (Bài 63 ôn tập, trang 115), bài học đưa câu chuyện Cò lừa đàn cá và ăn sạch.

Ở câu chuyện “Thỏ và rùa”, một câu chuyện dân gian có giá trị lâu dài trên toàn thế giới cũng bị “xào nấu”. Câu chuyện trở nên “tào lao” khi cuối bài xuất hiện con Quạ kêu “quà quà”.

“Con quạ có tên là quạ, vì tiếng kêu của nó, tương tự con chim Cuốc. Cha ông ta đặt tên theo nguyên lý này.

Tuy nhiên, ở SGK tiếng Việt lớp 1, cuối câu chuyện Thỏ và rùa, bỗng dưng xuất hiện con quạ kêu “quà quà”, tôi thấy không còn vẻ đẹp của chuyện như vốn có.

Viết về câu chuyện Cua, Cá, Cò nhưng không thấy nhân vật Cua đâu. Đặc biệt, sách còn “xào nấu” văn của Lev Tolstoy khi kể về con ngựa lười biếng xúi bạn trốn làm việc.

Tôi lo ngại bài học này khuyến khích trẻ “láu cá”, khôn lỏi,  thiếu tính giáo dục”, độc giả Phúc Thịnh cho biết.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/xon-xao-san-sach-tieng-viet-lop-1-suong-sa-phuong-ngu-day-khon-loi-20201009182424427.htm#dt_source=Cate_GiaoDucHuongNghiep&dt_campaign=Top3&dt_medium=1

  • Từ khóa

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện...
16:26 - 07/05/2024
149 lượt xem

Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.
14:18 - 07/05/2024
202 lượt xem

Hàng triệu học sinh nghỉ học vì nắng nóng

Nắng nóng đang diễn ra diện rộng ở châu Á và Bắc Phi khiến nhiều trường học phải đóng cửa, gây gián đoạn việc học của hàng triệu học sinh.
11:40 - 07/05/2024
278 lượt xem

70 năm tự hào vượt khó, tạo 'đột phá'

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) trong cảnh tối tăm, nghèo nàn và lạc hậu. Đâu đâu cũng thấy mù chữ, thất học.
08:51 - 07/05/2024
324 lượt xem

Vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT 4 năm qua cao?

Từ năm 2020 - 2023, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. Trong hai năm đầu, việc tổ chức thi gặp khó khăn rất lớn, thế giới và VN trải qua...
07:30 - 07/05/2024
363 lượt xem