11
/
98432
Nguyên nhân khiến con ngày càng rời xa cha mẹ
nguyen-nhan-khien-con-ngay-cang-roi-xa-cha-me
news

Nguyên nhân khiến con ngày càng rời xa cha mẹ

Thứ 2, 05/10/2020 | 12:32:50
463 lượt xem

Thầy Đỗ Thái Đăng - Giám đốc Công ty giáo dục Nhân tài Đất Việt đã nêu ra những nguyên nhân khiến trẻ em ngày càng rời xa cha mẹ từ đó giúp cha mẹ hiểu thêm về những phương pháp gắn kết với con cái.

Chiều 2.10, thầy Đỗ Thái Đăng- Giám đốc công ty giáo dục Nhân tài Đất Việt cùng giáo viên chủ nhiệm, ban phụ huynh trường Ngô Sĩ Liên đã tổ chức buổi giáo dục kĩ năng sống về lòng biết ơn, niềm đam mê học tập dành cho các em học sinh lớp 8A1.

Tại buổi giao lưu, thầy Đỗ Thái Đăng đã kể rất nhiều câu chuyện về lòng biết ơn, khơi dậy kỹ năng sống, sự tự tin, niềm đam mê học tập, yêu lao động cho các em học sinh.

Bằng giọng kể truyền cảm, thầy Đỗ Thái Đăng đã mang đến những câu chuyện sâu sắc. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.

Bằng giọng kể truyền cảm, thầy Đỗ Thái Đăng đã mang đến những câu chuyện sâu sắc. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.Bằng giọng kể truyền cảm, thầy Đỗ Thái Đăng đã mang đến những câu chuyện sâu sắc. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.

Thầy Đỗ Thái Đăng đã kể rất nhiều câu chuyện về Lòng biết ơn: câu chuyện về người con bỏ nhà ra đi để rồi lại trở về bên vòng tay mẹ, câu chuyện cây táo sai trĩu quả cuối cùng chỉ còn trơ lại cái gốc. Tất cả đều ẩn chứa những bài học làm người sâu sắc.

Buổi nói chuyện của thầy Đỗ Thái Đăng đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.Buổi nói chuyện của thầy Đỗ Thái Đăng đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.Nhiều HS đã không cầm nổi nước mắt trước những câu chuyện của thầy nhưng đó là giọt nước mắt của sự trưởng thành. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.Nhiều học sinh đã không cầm nổi nước mắt trước những câu chuyện của thầy nhưng đó là giọt nước mắt của sự trưởng thành. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.

Tiếp tục với những hoạt động của buổi nói chuyện, các em học sinh có cơ hội được chia sẻ câu chuyện của mình, những băn khoăn, lo lắng của bạn thân, vì sao các em lại thiếu tự tin về giá trị của bản thân, vì sao lại ham mê game và điện thoại dẫn đến lười học....

Nhiều em cũng chia sẻ mình có thói quen hay bỏ cuộc trước khó khăn, thiếu động lực, tư duy tiêu cực, thiếu định hướng, nóng nảy, chưa làm chủ được cảm xúc nên đôi khi làm bố mẹ phiền lòng.

Các em học sinh lớp 8A1 mạnh dạn đặt câu hỏi và mong muốn cùng thầy Đỗ Thái Đăng. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.Các em học sinh lớp 8A1 mạnh dạn đặt câu hỏi và mong muốn cùng thầy Đỗ Thái Đăng. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.

Buổi nói chuyện còn có sự tham gia của các phụ huynh lớp 8A1. Là cha mẹ, ai cũng mong con mình tài giỏi, ai cũng mong con mình trưởng thành và có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách giáo dục con sao cho phù hợp.

Việc các bậc phụ huynh thấu hiểu chính mình, thấu hiểu con cái, đặt mình vào vị trí của con, làm bạn cùng con và tìm ra một phương pháp giáo dục con phù hợp nhất là những băn khoăn của phần lớn cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con.

Các phụ huynh học sinh lớp 8A1 lắng nghe những chia sẻ của thầy Đỗ Thái Đăng. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.Các bậc cha mẹ học sinh lớp 8A1 lắng nghe những chia sẻ của thầy Đỗ Thái Đăng. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô.

Nói chuyện với các phụ huynh, TS Đỗ Thái Đăng đã chia sẻ về một số kiến thức, kĩ năng giúp cha mẹ có thể đồng hành trong chặng đường phát triển của con.

Nguyên nhân khiến các em có hành vi này là do đặc điểm phát triển sinh lý lứa tuổi và do hoàn cảnh gia đình tác động. Những đứa trẻ cá biệt ở lớp là những đứa trẻ cô đơn nhất, do bố mẹ ly hôn, bố mẹ thường xuyên cãi nhau, bố mẹ không quan tâm dẫn đến hành động quậy phá thường thấy ở các em.

Ở lứa tuổi này các em chưa phát triển hoàn thiện, mọi thứ đang mong muốn được làm theo ước muốn và sở thích của mình mà thường chưa biết đúng sai, chưa quan tâm đến hành vi của mình ảnh hưởng đến bản thân và người khác như thế nào?

Theo TS Đỗ Thái Đăng, học sinh chính là “Quả” và nhân chính là “Thầy cô” và “Cha mẹ” chính vì vậy thực tế song song với việc giáo dục học sinh thì thầy cô và cha mẹ cũng cần cập nhật các phương pháp mới để đón đầu tương lai với một môi trường năng động hơn, cởi mở hơn, thách thức hơn nhưng cũng có cơ hội nhiều hơn.

TS cũng nhấn mạnh, có ba trụ cột quan trọng dẫn đến thành công của con là: tự con, nhà trường và gia đình. Do đó quan điểm “Trăm sự nhờ thầy, nhờ cô” là điều không phù hợp. Bố mẹ nào dành nhiều thời gian cho con thì đó sẽ là đứa trẻ hạnh phúc,có định hướng đúng cho tương lai và sẽ trở thành người có ích, thành đạt.

Trong sự thành công của con không thể thiếu những lời nói tích cực từ phía cha mẹ. Những lời khen và những lời động viên của cha mẹ là những “cú hích” giúp con cảm thấy tự tin vào khả năng của mình, từ đó con tự tin thể hiện mình và thành công là điều không xa vời.

Qua buổi chia sẻ của TS Đỗ Thái Đăng, nhiều bố mẹ có mặt tại hội trường đã xúc động chia sẻ họ nhận ra mình chưa thực sự dành nhiều thời gian cho con, chưa thực sự quan tâm tới tâm lí của con, chưa dùng những ngôn ngữ tích cực để khích lệ, động viên con, chưa biết cách đặt câu hỏi để đặt mình vào vị trí của con, thấu hiểu con, để giúp con nhận thức, tự chịu trách nhiệm và tự đưa ra giải pháp.

Cuối buổi ngoại khoá, cô giáo Hoài Thu - giáo viên chủ nhiệm lớp 8A1 gửi lời cảm ơn đến thầy Đỗ Thái Đăng và những lời chia sẻ của thầy Đỗ Thái Đăng thực sự làm lay động trái tim các em học sinh và phụ huynh ngồi bên dưới.

Theo Tuyết Anh/Lao động

https://laodong.vn/giao-duc/nguyen-nhan-khien-con-ngay-cang-roi-xa-cha-me-841957.ldo

  • Từ khóa

Tuyển sinh đại học năm 2025: Đón đầu nguồn nhân lực

Khởi động mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều cơ sở giáo dục đại học mở ngành/chương trình đào tạo mới nhằm đón đầu xu thế về nhu cầu nguồn nhân lực.
15:48 - 16/01/2025
188 lượt xem

Số lượng trường ĐH ở các nước, vùng lãnh thổ: Nơi vài trường, nơi hàng ngàn

Bức tranh giáo dục sau phổ thông trên thế giới những năm qua khá sôi động khi chứng kiến nhiều ĐH lâu đời sáp nhập, nhiều ĐH mới thành hình. Đến hiện tại,...
14:55 - 16/01/2025
210 lượt xem

Những anh hùng 'cầm phấn' tại Burkina Faso

Burkina Faso, quốc gia nằm ở Tây Phi, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng giáo dục tồi tệ nhất trong lịch sử.
10:36 - 16/01/2025
316 lượt xem

Giáo viên ở trường tự chủ thắc thỏm chờ thưởng Tết

Giáo viên ở 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và khoảng 250 cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, thị xã tại Hà Nội vẫn đang thắc thỏm chờ...
08:55 - 16/01/2025
371 lượt xem

Khó khăn dạy học tích hợp dần được tháo gỡ

Sau bỡ ngỡ ban đầu, đến nay, khó khăn, vướng mắc khi phân công giáo viên, tổ chức dạy học môn tích hợp đã cơ bản được tháo gỡ...
07:38 - 16/01/2025
373 lượt xem