11
/
96856
Năm học mới, những địa phương thực hiện giãn cách xã hội sẽ học trực tuyến
nam-hoc-moi-nhung-dia-phuong-thuc-hien-gian-cach-xa-hoi-se-hoc-truc-tuyen
news

Năm học mới, những địa phương thực hiện giãn cách xã hội sẽ học trực tuyến

Thứ 6, 04/09/2020 | 10:14:08
289 lượt xem

Những địa phương phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, sẽ tổ chức việc dạy và học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình.

Đó là một trong những nội dung  trong Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành.

Năm học mới, những địa phương thực hiện giãn cách xã hội sẽ học trực tuyến - 1

Toàn ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 giải pháp cơ bản trong năm học 2020-2021.

Năm học 2020 - 2021, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ thị toàn ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 giải pháp cơ bản trong năm học 2020-2021.

Căn cứ Chỉ thị này và tình hình thực tiễn, Giám đốc các Sở GDĐT tham mưu với UBND tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2020-2021 ở địa phương và tổ chức triển khai kế hoạch, trong đó lưu ý các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể còn diễn biến phức tạp.

Riêng đối với những địa phương phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, sẽ tổ chức việc dạy và học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học.

Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đằng sư phạm, trung cấp sư phạm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp năm học 2020-2021; thực hiện các giải pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục

Mục tiêu xuyên suốt trong 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu năm học 2020-2021 là tiếp tục đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Trong năm học 2020-2021 cần hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và các trường sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi ban hành.

Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp luôn là nhiệm vụ cốt lõi. Chỉ thị nêu rõ, cần quan tâm xây dựng các chính sách, cơ chế mang tính đặc thù, thực hiện tốt chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Đặc biệt, cần thực hiện bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện hiệu quả Đề án của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giảng viên đại học.

Bên cạnh quan tâm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non, ngành Giáo dục tập trung đẩy mạnh triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Là năm học đầu tiên triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1, Chỉ thị yêu cầu, tiếp tục rà soát, bổ sung, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lựa chọn và bố trí đủ giáo viên có kinh nghiệm triển khai chương trình, sách giáo khoa để dạy lớp 1.

Cũng trong năm học này, tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 2, lớp 6 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình; tiếp tục triển khai xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Đồng thời, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tinh giản nội dung dạy học; đẩy mạnh giáo dục STEM trong bậc phổ thông; đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Năm học 2020-2021 cũng chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua hoạt động giáo dục và trải nghiệm; tăng cường an ninh, an toàn trường học và các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.

Để đảm bảo chất lượng giáo dục, Chỉ thị cũng đặt ra nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDĐT, tập trung hoàn thiện chính sách phát triển phương thức GDĐT trực tuyến, quản lý giáo dục trên môi trường mạng; phát triển kho học liệu số toàn ngành; triển khai hiệu quả hệ thống quản lý học tập qua mạng để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo phương thức thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường.

09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:

Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GDĐT trong cả nước;

Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp;

Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên;

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo;

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong GDĐT;

Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục;

Hội nhập quốc tế trong GDĐT;

Tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT;

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

05 nhóm giải pháp cơ bản bao gồm:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GDĐT;

Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động GDĐT;

Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GDĐT;

Tăng cường công tác khảo thí, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;

Đẩy mạnh công tác truyền thông về GDĐT.


Theo Hồng Hạnh/Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nam-hoc-moi-nhung-dia-phuong-thuc-hien-gian-cach-xa-hoi-se-hoc-truc-tuyen-20200904073820844.htm

  • Từ khóa

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
78 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
113 lượt xem

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.
09:55 - 15/05/2024
220 lượt xem

Những nỗ lực cấm dạy thêm bất thành ở châu Á

Chính phủ các nước ở châu Á như Trung Quốc dù nỗ lực ban hành chính sách chấn chỉnh tình trạng dạy học thêm nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề vì...
07:28 - 15/05/2024
279 lượt xem

Luật Nhà giáo nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định

Một lần nữa, việc học thêm được đề cập tại nội dung những hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo luật Nhà giáo vừa được Bộ GD-ĐT ban...
16:19 - 14/05/2024
641 lượt xem