11
/
94783
Mất tiền vì theo 'cò' học chương trình đào tạo chui
mat-tien-vi-theo-co-hoc-chuong-trinh-dao-tao-chui
news

Mất tiền vì theo 'cò' học chương trình đào tạo chui

Thứ 5, 23/07/2020 | 08:32:06
333 lượt xem

Lợi dụng lớp học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh Bắc mở tại TP.HCM đóng cửa do đào tạo chui, người tự xưng đại diện của trường tư vấn cho học viên chuyển sang học trường khác, thu tiền và biến mất.

Thông tin trao đổi giữa anh T.A và N. trong thời gian xảy ra vụ việc CHỤP MÀN HÌNH

Trường đào tạo chui

Theo trình báo của anh T.A, nhân viên một công ty nước ngoài tại TP.HCM, cuối tháng 6.2019, qua Facebook, anh biết về chương trình đào tạo văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh Bắc (Bắc Ninh) tổ chức tại TP.HCM do một người có tên T.H.N đứng ra sắp xếp. T.A được N. thông báo về lịch học, thi và học phí (40 triệu đồng/4 học kỳ, được giảm giá 1 triệu còn 39 triệu đồng và chia làm 4 lần đóng). Anh T.A đồng ý nộp hồ sơ (kèm các bằng cấp, học bạ) để N. nộp cho Trường ĐH Kinh Bắc xem xét.

Sau đó, anh T.A được Trường ĐH Kinh Bắc gửi xác nhận nhập học (không có ngày tháng ký), thẻ sinh viên. Theo hướng dẫn, ngày 6.7.2019, anh đến Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Tây Nam Á để nộp hồ sơ bản gốc, đóng học phí, thi đầu vào và thi một số môn tín chỉ của lớp liên thông. Tại đây, trước khi được thi, anh T.A đã đóng học phí lần đầu cho N. số tiền là 8 triệu đồng.

Anh T.A quay lại cơ sở này để thi các môn của học kỳ tiếp theo vào ngày 18.8.2019. Trước ngày thi, anh T.A cũng đã đóng tiếp học phí lần 2 là 10 triệu đồng, nhận biên lai học phí có con dấu của Trường ĐH Kinh Bắc. Như vậy, tổng cộng anh T.A đã chuyển cho Trường ĐH Kinh Bắc 18 triệu đồng thông qua N.

Tháng 9.2019, Trường ĐH Kinh Bắc bị phát hiện việc đào tạo văn bằng 2 không phép. Cuối tháng 9, N. thông báo chương trình liên thông văn bằng 2 của Trường ĐH Kinh Bắc tại TP.HCM chính thức dừng lại và sẽ rút hồ sơ, bồi hoàn học phí cho tất cả học viên.

Giữa tháng 10.2019, N. liên hệ qua điện thoại chủ động đề nghị anh T.A chuyển hồ sơ sang Trường ĐH Mở TP.HCM để tiếp tục học liên thông với học phí 50 triệu đồng, chia làm 2 đợt đóng. Anh T.A đồng ý. Theo hướng dẫn của N., anh T.A đến Trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM để gặp cô B. nhận chuyển hồ sơ sang Trường ĐH Mở TP.HCM. Khi thủ tục hoàn tất, ngày 15.11.2019, anh T.A đã chuyển khoản cho N. 11 triệu đồng.

Làm giả con dấu, thông tin

Sau khi đóng học phí và chờ đợi, anh T.A không được xếp lịch học hay thi nên sốt ruột hỏi N. liên tục. Ngày 21.12.2019, N. gửi cho anh T.A danh sách sinh viên chương trình đào tạo hệ vừa học vừa làm của Trường ĐH Mở TP.HCM, có tên anh T.A do bà Nguyễn Thị Anh Thảo (Phó giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa - PV) ký, đóng dấu. Anh T.A cảm thấy giấy tờ không hợp lệ nên yêu cầu rút hồ sơ khỏi Trường ĐH Mở TP.HCM và đề nghị hoàn toàn bộ số tiền 11 triệu đồng đã chuyển trước đó.

Tuy nhiên, N. nhiều lần hứa hẹn, tránh né. Khi anh T.A chủ động liên hệ với người có thẩm quyền ở Trường ĐH Mở TP.HCM thì được xác nhận qua điện thoại và email là danh sách có con dấu và chữ ký của bà Nguyễn Thị Anh Thảo mà anh nhận được là giả mạo, trường cũng không có nhân viên nào tên B.

Ngày 14.6.2020, N. xác nhận với anh T.A cô B. không làm việc cho Trường ĐH Mở TP.HCM, chỉ là “cò” trung gian và chính N. cũng bị người đó giữ gần 400 triệu đồng.

Sau sự việc, anh T.A đã liên hệ với Trường ĐH Kinh Bắc để trình bày vụ việc. Anh được lãnh đạo trường này hoàn số tiền 18 triệu đồng đã đóng học phí theo học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh trước đó. Tuy nhiên, số tiền 11 triệu đồng còn lại thì không thể liên lạc với N. để thu hồi.

Ngày 19.7, trả lời PV Thanh Niên, thạc sĩ Nguyễn Thị Anh Thảo, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa, Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết bà có tiếp xúc với anh T.A về vấn đề này. Những giấy tờ anh nhận được từ N. đều là giả mạo. Bà Thảo cho biết bà chưa hề ký và những văn bản này cũng rất khác với những văn bản của Trường ĐH Mở TP.HCM. Tìm trong danh sách học viên đăng ký học tại Trung tâm ngành ngôn ngữ Anh văn bằng 2 cũng không hề có tên anh T.A.

Theo bà Thảo, qua xác minh cho thấy có 8 người có tên trong danh sách đã nộp hồ sơ để học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh tại trường. Tuy nhiên, những người này chỉ mới nộp hồ sơ cho khóa học sắp tới chứ chưa hề trúng tuyển, chưa xếp lớp học.

Theo Đặng Nguyên/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/giao-duc/mat-tien-vi-theo-co-hoc-chuong-trinh-dao-tao-chui-1254729.html

  • Từ khóa

Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây thành trường chuyên

Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây đã có quyết định trở thành trường THPT chuyên thay vì trường THPT công lập có lớp chuyên như hiện nay.
15:41 - 15/01/2025
388 lượt xem

Thi IELTS trên máy tính, cần lưu ý gì?

Theo thông báo từ cả Hội đồng Anh và IDP, hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam từ sau ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình...
14:21 - 15/01/2025
413 lượt xem

Phương thức xét tuyển ĐH: Càng gọn càng hiệu quả

Kỳ tuyển sinh ĐH 2025, nhiều trường ĐH chỉ sử dụng những phương thức xét tuyển phổ biến, đơn giản nhưng đã từng đem lại hiệu quả trong thực tế.
10:53 - 15/01/2025
516 lượt xem

Châu Á trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu

Vào năm 2025, châu Á sẽ có sự chuyển mình lớn trong bản đồ du học toàn cầu.
08:45 - 15/01/2025
564 lượt xem

Tranh luận việc đưa tự luận vào kiểm tra định kỳ

Trước quy định về ma trận đề kiểm tra định kỳ của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên đã bày tỏ ý kiến khác nhau.
07:24 - 15/01/2025
592 lượt xem