11
/
94294
Trại hè giáo dục giới tính: Giáo cụ quả dưa chuột
trai-he-giao-duc-gioi-tinh-giao-cu-qua-dua-chuot
news

Trại hè giáo dục giới tính: Giáo cụ quả dưa chuột

Chủ nhật, 12/07/2020 | 08:56:39
320 lượt xem

Cả nhóm học sinh ngồi trên sàn nhà ngước ánh mắt ngỡ ngàng nhìn cô giáo thị phạm cách đeo bao cao su vào quả dưa chuột. Học cách sử dụng bao cao su chỉ là một phần trong chương trình Trại hè giáo dục giới tính (TeenUp) được tổ chức cùng một lúc tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Cô giáo Linh Hoàng thị phạm cách sử dụng bao cao su. Ảnh: Bích Ngọc

Hầu hết mọi người vẫn chỉ nghĩ rằng giáo dục giới tính (GDGT) là giáo dục về sức khỏe sinh sản. Bước sang năm thứ ba hoạt động, Tổ chức giáo dục giới tính – WeGrow Edu (viết tắt là WE), giữ quan điểm GDGT toàn diện chính là giáo dục phẩm chất, bao trùm 5 mảng khác nhau về an toàn cá nhân, bản ngã cá nhân, tự do lựa chọn cuộc sống... chứ không chỉ đơn giản là dạy con phòng chống xâm hại, dạy con quan hệ an toàn.

Chạm vào “bao cao su”

Tại trại hè (4 ngày 3 đêm) do WE tổ chức, các học sinh tuổi từ 12-15 học cách xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bảo vệ cơ thể của mình với thông điệp xuyên suốt về bình đẳng giới. Mỗi bài học củng cố tính hợp lệ của một số hành vi và quyền tự do đưa ra lựa chọn riêng của mỗi cá nhân. Không ít phụ huynh ngỡ ngàng, thậm chí căng thẳng khi WE đưa ra tư vấn “thủ dâm đúng cách” thông qua đoạn phim hoạt hình ngộ nghĩnh. Qua đoạn phim, các nam thiếu niên sẽ không thấy nhu cầu thủ dâm là đáng xấu hổ, hoặc những bạn chưa có nhu cầu cũng chẳng cần phải mặc cảm. WE còn đưa ra cách ứng xử khi anh chàng dậy thì đang “xả lũ” bị bố mẹ bắt gặp.

Chị Linh Hoàng, đồng sáng lập WE kể các em khá ngại ngùng e dè trong lần đầu nhìn thấy bao cao su. Có một số bạn mạnh dạn hơn hoặc đã tìm hiểu từ trước thì cầm, chạm vào. Có bạn nói rằng “con được dạy rồi”, nhưng khi cô Linh bảo các bạn tập thực hành thì gần như chưa có bạn nào làm đúng và đủ các bước. Nhiều bạn vẫn hỏi những câu rất ngô nghê như là có sử dụng bao cao su nhiều lần được không, rách rồi đậy cái khác lên được không, con thấy TV bảo luộc lên là được… Khóa nào cũng vậy, tới giữa buổi không khí lớp học vui vẻ hoạt náo hơn hẳn trong phần thực hành với giáo cụ quả dưa chuột.

Chương trình trại hè của WE được thiết kế theo khung CSE K-12, SIECUS Hoa Kỳ với nhiều điều chỉnh về mặt văn hóa. Tất cả các module đều được thiết kế theo mô hình học qua trải nghiệm, trò chơi liên quan, từ đó phân tích, chiêm nghiệm trên chính cảm nhận cá nhân để thu về bài học cho chính mình.

Cùng phụ huynh “vẽ đường cho hươu chạy”

Hơn 85% trẻ trong độ tuổi 6-16, khi được phỏng vấn đã thú nhận ít nhất 1 lần bị: Bạo lực học đường/xa lánh; Yêu sớm nhưng không an toàn, Bị quấy rối tình dục qua tin nhắn; Trầm cảm và có ý nghĩ tự tử; Mất kết nối với cha mẹ.

Còn đa số phụ huynh lại quá bận bên ngoài, không có thời gian để tâm tới sự phát triển của con, khó kiểm soát con đang xem những gì trên mạng.

Theo WE, đã đến lúc cha mẹ cần biết con đang phát triển đến đâu và đảm bảo cho sự an toàn của con. “Vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn để hươu chạy bừa và phải hối hận”.

WE đã phát triển và thiết kế Hộp quà Trưởng thành Rise and Shine để hỗ trợ các bài học giáo dục giới tính. Hộp có 4 phiên bản cho các nhóm tuổi khác nhau. Trong hộp có 30 món đồ với 4 ngăn chính: Căn phòng hạnh phúc (Kiến thức chung); Góc bí mật (Vật dụng bảo vệ sự an toàn của bản thân); Yêu Cơ thể; Góc thư giãn có món đồ chơi để trẻ tương tác với bố mẹ, ví dụ như trắc nghiệm xem “bố mẹ đáng tin ở mức nào” .

Tại trại hè, WE tạo không gian để các phụ huynh và học sinh có cơ hội chia sẻ, tâm sự về những nỗi niềm mà có thể trong cuộc sống hàng ngày cả hai bên đều khó nói. Trước khóa học  phụ huynh chủ yếu biết đến giáo dục giới tính là dạy các kiến thức về cơ thể hay là về xâm hại, tự vệ, cũng như phụ huynh có nhiều băn khoăn về việc mất kết nối cảm xúc với các con. Trong quá trình khóa học diễn ra phụ huynh được cập nhật tình hình học của các con mỗi ngày. Họ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Có lúc ngượng ngùng trước chủ đề “cấm kỵ” , có lúc khóc nức nở khi nhận thư của con tâm sự mở lòng, có lúc bò xuống sàn nhìn trộm qua khe cửa lớp học để quan sát khuôn mặt con, có lúc bật cười hạnh phúc…

Hổng hụt giáo dục giới tính

Hành trình của Linh Hoàng bắt đầu từ năm 2016 khi chị cùng các cộng sự của mình sáng lập Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam (VOGE).

Bước ngoặt động lực là khi Linh phát hiện một người em chị rất yêu quý bị ảnh hưởng từ miệt thị ngoại hình tới mức cân giảm sút, cứ ra đường là đeo khẩu trang che mặt. “Em ấy thu mình lại vì mặc cảm”.

Nhớ lại ngày đi học, chính Linh cũng rất hay bị mặc cảm cơ thể - “Đồ lùn”, “Sao con thấp thế, lùn thế,...”, “Linh xi đèn là Linh đen xì xì”. Tự ti, lớp 7 Linh bắt đầu đi giày đế độn cao gót và tập trang điểm.

Ra nước ngoài du học là cơ hội lớn đến với Linh. Thời gian du học tại Phần Lan, chị được tiếp cận với một môi trường giáo dục hoàn toàn mới, cởi mở và tiến bộ, đặc biệt là những vấn đề về giới và nhân quyền. Chị đã tháo gỡ được những mặc cảm và khúc mắc cho chính bản thân mình. “Tôi quyết định mang điều đó về Việt Nam. Đặc biệt, ở Việt Nam tỉ lệ nạo phá thai và bị xâm hại rất cao trên thế giới nhưng chưa có đơn vị nào dạy chuẩn chỉ cho các em cũng như giúp phụ huynh biết những vấn đề con trẻ đang phải trải qua”. Linh Hoàng cùng với 3 người bạn cựu sinh viên Đại học Ngoại thương sáng lập WE.

Qua phỏng vấn, Linh Hoàng nhận thấy phụ huynh đôi khi rất mâu thuẫn. Họ muốn con là người có chính kiến nhưng lại muốn con mình răm rắp nghe lời. Cha mẹ muốn con sáng tạo nhưng cũng muốn con mình “đúng chuẩn” giống những người khác. Phụ huynh muốn con tự tin nhưng lại so sánh con với bạn này bạn khác. Phụ huynh muốn con khám phá bản thân nhưng lại nói con trai phải thế này, con gái phải thế kia. Con trai phải vào trại hè quân đội thì mới thành “đàn ông đích thực”. Con gái phải học rửa bát trước khi về nhà chồng. “Tất cả những suy nghĩ trên đều xuất phát từ việc phụ huynh không hiểu mỗi con là một cá thể riêng dẫn đến định hướng hay ép buộc con theo kỳ vọng của cha mẹ”.

Trước đây giáo dục giới tính ở phổ thông chỉ dừng lại ở một vài tiết ngoại khóa dưới dạng các buổi chia sẻ toàn trường về kỹ năng lý thuyết. Cách truyền đạt này không thực sự hiệu quả vì giáo dục đòi hỏi một quá trình, đòi hỏi sự thường xuyên, đều đặn. Hoạt động Trại hè TeenUp của WE từ năm 2018 đến nay đang là mô hình đầu tiên ở Việt Nam có chương trình giáo dục giới tính toàn diện cả về phẩm chất, kiến thức và kĩ năng. Đặc biệt hè 2020 mở rộng thêm cho đối tượng từ 4-16 tuổi.

Cô giáo Linh Hoàng thị phạm cách sử dụng bao cao su Ảnh: Bích Ngọc 

Không khí lớp hoạt náo với chủ đề cấm kỵ

Theo Hoàng Hoa/ Tiền phong

https://www.tienphong.vn/giao-duc/trai-he-giao-duc-gioi-tinh-giao-cu-qua-dua-chuot-1686785.tpo 

  • Từ khóa

Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây thành trường chuyên

Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây đã có quyết định trở thành trường THPT chuyên thay vì trường THPT công lập có lớp chuyên như hiện nay.
15:41 - 15/01/2025
388 lượt xem

Thi IELTS trên máy tính, cần lưu ý gì?

Theo thông báo từ cả Hội đồng Anh và IDP, hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam từ sau ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình...
14:21 - 15/01/2025
413 lượt xem

Phương thức xét tuyển ĐH: Càng gọn càng hiệu quả

Kỳ tuyển sinh ĐH 2025, nhiều trường ĐH chỉ sử dụng những phương thức xét tuyển phổ biến, đơn giản nhưng đã từng đem lại hiệu quả trong thực tế.
10:53 - 15/01/2025
516 lượt xem

Châu Á trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu

Vào năm 2025, châu Á sẽ có sự chuyển mình lớn trong bản đồ du học toàn cầu.
08:45 - 15/01/2025
564 lượt xem

Tranh luận việc đưa tự luận vào kiểm tra định kỳ

Trước quy định về ma trận đề kiểm tra định kỳ của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên đã bày tỏ ý kiến khác nhau.
07:24 - 15/01/2025
592 lượt xem