11
/
94143
Bớt kỳ vọng - thêm kỳ công trong cuộc đua thi cử
bot-ky-vong-them-ky-cong-trong-cuoc-dua-thi-cu
news

Bớt kỳ vọng - thêm kỳ công trong cuộc đua thi cử

Thứ 4, 08/07/2020 | 15:54:54
292 lượt xem

Trong các cuộc đua vào lớp 10, tuyển sinh đại học... không chỉ riêng sĩ tử mà cả phụ huynh cũng luôn là người chịu những căng thẳng, áp lực. Trao đổi với PV Lao Động, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội khuyến khích: "Phụ huynh nên bớt kỳ vọng - thêm kỳ công cho con".

Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn.

Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn.

Áp lực vô hình

Là cha là mẹ ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con. Chính vì vậy, đứng trước bất cứ kỳ thi nào cha mẹ cũng hy vọng con cái sẽ đạt được thành tích tốt nhất. Nhưng chính những điều đó vô tình tạo những áp lực không nhỏ cho con và chính bản thân những người làm cha làm mẹ.

Từng có con thi đại học năm trước, anh Bùi Hoàng Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: "Mình từng áp lực trước ký thi đại học của con. Những áp lực được tích tụ bởi những điều rất nhỏ trong cuộc sống. Trước tiên là áp lực xuất phát từ bản thân mình, mình đặt kỳ vọng lớn cho con. Mặc dù đây là điều không tránh được, bởi làm cha mẹ ai cũng muốn con cái mình có tương lai tốt. Một phần từ khách quan như những sự hỏi han của bạn bè, đồng nghiệp cũng vô tình khiến cả cha mẹ và con cái áp lực".

Áp lực phụ huynh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực

Trao đổi với PV Lao Động, TS Nguyễn Tùng Lâm -  Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho hay: "Phụ huynh có con chuẩn bị thi áp lực là điều dễ hiểu. Tuy nhiên áp lực đó có thế ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ. Trước hết phụ huynh phải hiểu con em mình về sở trường, sở thích cũng như khả năng của trẻ đến đâu. Bên cạnh đó, phụ huynh giúp con hạn chế những khó khăn, sở đoản.

Đồng thời, cha mẹ tạo điều kiện cho con thực hiện những hoài bão, ước mơ chứ không nên áp đặt con. Cha mẹ cần đồng hành với con chứ không phải đợi đến mùa thi mới cùng con chia sẻ. Ngoài ra, cha mẹ hãy lắng nghe và giúp con phát huy được khả năng và để con cố gắng".

 TS Nguyễn Tùng Lâm -  Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh: Trần Vương.  

Trước kỳ thi, rất ít phụ huynh chấp nhận việc con mình sẽ trượt. Tuy nhiên, họ cần biết rõ khả năng học tập của con em để tránh tình trạng mong muốn con học trường chuyên lớp chọn, tránh đặt mục tiêu quá sức với các con. TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết: "Quan trọng nhất là cha mẹ cần chia sẻ với con đừng trách mắng con cái, bớt kỳ vọng thêm kỳ công với con. Cha mẹ cần đồng cảm với con bằng cách chăm sóc, yêu thương, trò chuyện để trẻ cảm nhận được sự yêu thương thì trở ngại nào các em cũng vượt qua".

Ngoài tinh thần cha mẹ chú ý hỗ trợ về mặt thể chất cho các con, bao gồm về chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày. Đảm bảo về năng lượng, chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng như cùng con giải trí, thể thao lành mạnh, chuyên gia chia sẻ thêm.

Theo Tuệ Minh/Lao động

https://laodong.vn/giao-duc/bot-ky-vong-them-ky-cong-trong-cuoc-dua-thi-cu-817866.ldo 

  • Từ khóa

Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây thành trường chuyên

Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây đã có quyết định trở thành trường THPT chuyên thay vì trường THPT công lập có lớp chuyên như hiện nay.
15:41 - 15/01/2025
385 lượt xem

Thi IELTS trên máy tính, cần lưu ý gì?

Theo thông báo từ cả Hội đồng Anh và IDP, hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam từ sau ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình...
14:21 - 15/01/2025
409 lượt xem

Phương thức xét tuyển ĐH: Càng gọn càng hiệu quả

Kỳ tuyển sinh ĐH 2025, nhiều trường ĐH chỉ sử dụng những phương thức xét tuyển phổ biến, đơn giản nhưng đã từng đem lại hiệu quả trong thực tế.
10:53 - 15/01/2025
511 lượt xem

Châu Á trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu

Vào năm 2025, châu Á sẽ có sự chuyển mình lớn trong bản đồ du học toàn cầu.
08:45 - 15/01/2025
560 lượt xem

Tranh luận việc đưa tự luận vào kiểm tra định kỳ

Trước quy định về ma trận đề kiểm tra định kỳ của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên đã bày tỏ ý kiến khác nhau.
07:24 - 15/01/2025
587 lượt xem