11
/
93947
Giữ hay bỏ trường chuyên, Bộ Giáo dục lên tiếng
giu-hay-bo-truong-chuyen-bo-giao-duc-len-tieng
news

Giữ hay bỏ trường chuyên, Bộ Giáo dục lên tiếng

Chủ nhật, 05/07/2020 | 07:12:52
323 lượt xem

Giữ hay bỏ mô hình trường THPT chuyên đang là vấn đề được quan tâm. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết:

Luật Giáo dục đã quy định, trường chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên.

Mô hình trường chuyên đã được thể chế hóa trong các điều luật của nhà nước nên không thể xã hội hóa.

Vì là trường chuyên nên đội ngũ giáo viên là những người có năng lực trội hơn nên chất lượng giáo dục đại trà trong các trường THPT chuyên cũng đạt được chất lượng cao, từ đó mới nói đến chất lượng giáo dục mũi nhọn.

Số lượng học sinh thi quốc tế, quốc gia không nhiều. Học sinh trong trường chuyên học chương trình bình thường, chỉ có những học sinh ở lớp chuyên mới học thêm các chuyên đề chuyên sâu của môn học theo năng khiếu, sở trường.

Giữ hay bỏ trường chuyên, Bộ Giáo dục lên tiếng - ảnh 1Giữ hay bỏ mô hình trường chuyên đang là vấn đề được dư luận quan tâm

Vậy quan điểm của Bộ GD&ĐT về sự tồn tại song song hệ thống lớp không chuyên và trường THCS trong một số trường THPT chuyên hiện nay?

Nhà nước chỉ cho phép dạy chuyên ở cấp THPT. Nhưng thực tế có một vài trường THPT, khi thành lập lại được thành lập theo điều lệ trường có nhiều cấp học, vì thế có cả học sinh THCS, như Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM). Hay Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam có hệ THCS từ nhiều năm.

Chúng tôi xin khẳng định, hệ THCS trong những trường này không phải là chuyên. Tới đây sẽ đánh giá một cách rõ ràng để xem vai trò đóng góp của hệ THCS trong các trường chuyên này ra sao. Tuy chưa có khảo sát nhưng qua theo dõi chúng tôi thấy, học sinh học hệ THCS này thi vào hệ chuyên của THPT có tỷ lệ đỗ rất cao.


Theo điều lệ trường chuyên (thông tư 06 ban hành năm 2012), số học sinh không chuyên không được vượt quá 20% tổng số học sinh chuyên trong toàn trường. Vì sao có con số này? Một phần là tận dụng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đào tạo có chất lượng hơn. Nhưng quan trọng, đây là những lớp nguồn để có thể bổ sung học sinh cho các lớp chuyên khi cần thiết.

Giữ hay bỏ trường chuyên, Bộ Giáo dục lên tiếng - ảnh 2PGS.TS Nguyễn Xuân Thành

Một số chuyên gia cho rằng mô hình trường chuyên đang bị biến tướng. Bộ GD&ĐT có ý kiến gì về vấn đề này, thưa ông?

Mô hình trường chuyên hiện nay được phát triển trên cơ sở đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt thông qua Quyết định 959/QĐ-TTg năm 2010 (Đề án 959).

Hiện Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết Đề án 959 trong năm nay. Bộ GD&ĐT sẽ đánh giá một cách căn bản quá trình phát triển trường chuyên, xác định rõ đến giờ chúng ta đã đạt được những gì để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Đồng thời phát hiện ra những gì còn bất cập so với xu hướng phát triển của giai đoạn mới. Từ đó xác định hướng đi căn bản cho hệ thống trường chuyên trong thời gian tiếp theo.

Khi thực hiện đề án, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong trường chuyên đã được đầu tư rất nhiều. Những năm trước đây, học sinh Việt Nam tham gia các kỳ Olympic quốc tế, điểm lý thuyết rất tốt nhưng thường bị mất điểm ở phần thực hành. Nhưng gần đây, chúng ta đã có những kết quả tốt ở phần thực hành, thậm chí không thua kém các nước bạn. Ngoài ra, các trường chuyên hiện nay có rất nhiều câu lạc bộ về âm nhạc, thể dục thể thao, mỹ thuật, trình diễn… tức là rất toàn diện. Như vậy, để đánh giá chất lượng trường chuyên, trước hết chúng ta cũng phải đánh giá ở chất lượng giáo dục đại trà, chứ không chỉ đánh giá số được chọn đi thi quốc gia, quốc tế.

Cảm ơn ông!

Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020 với mức kinh phí được xác định hơn 2.312 tỷ đồng cùng nhiều kỳ vọng đặt ra. Tuy nhiên, theo báo cáo, sau 8 năm triển khai cho thấy, việc thực hiện Đề án đã bộc lộ một số mặt hạn chế, có tiêu chí khó hoàn thành. Trong đó, tại thời điểm năm 2018, việc xây dựng trường chuyên trọng điểm có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, có chất lượng giáo dục ngang tầm với các trường trung học tiên tiến trong khu vực, quốc tế chưa được triển khai mạnh và chưa đạt được những kết quả rõ rệt. Tỷ lệ trường chuyên chưa đạt chuẩn quốc gia còn cao (25,3%).

Theo Nghiêm Huê - Nguyễn Hà/Tiền phong

https://www.tienphong.vn/giao-duc/giu-hay-bo-truong-chuyen-bo-giao-duc-len-tieng-1682782.tpo

  • Từ khóa

Từ ngày mai 2-5, thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai, 2-5, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo
18:12 - 01/05/2024
304 lượt xem

Nhiều trường Y dược xét học bạ, mở ngành mới

Năm nay, một số trường Y dược duy trì phương thức xét tuyển bằng học bạ. Riêng ĐH Y Hà Nội dự kiến mở 4 ngành mới.
08:56 - 01/05/2024
519 lượt xem

Rớt lớp 10 trường công lập không phải là một thảm họa

Học sinh lớp 9 đối mặt nhiều áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tôi muốn kể câu chuyện bản thân mình trưởng thành từ trung tâm giáo dục thường xuyên...
20:28 - 29/04/2024
1,351 lượt xem

Đào tạo nhân lực sư phạm: Có cần kỳ thi riêng?

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng cùng các phương thức tuyển sinh khác
12:42 - 29/04/2024
1,607 lượt xem

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
2,069 lượt xem